Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Cháu bé bị đánh phát điên, công an nói chuyện nhỏ

Trước việc cháu bé 9 tuổi ở huyện Thanh Hóa bị bố con người hàng xóm đánh đập dã man đến mức phải nhập viện với tình trạng sức khỏe ngày một nặng, sáng 12/8, ông Tống Xuân Lan - trưởng CA huyện Nông Cống cho rằng, vụ việc này chỉ là "va chạm nhỏ".

"Hắn bị điên thật rồi!"

Chị Quý cho biết, sau loạt bài phản ánh về trường hợp của cháu Lễ được đăng tải trên báo Nguoiduatin.vn, lần lượt các cơ quan chức năng cũng đã tới làm việc, thăm hỏi và động viên gia đình chị. Cụ thể, trong buổi sáng ngày 11/8/2011, các cán bộ của huyện Nông Cống đã vào tận bệnh viện thăm hỏi rồi tặng quà cho cháu Lễ.

"Họ có 4 người, giới thiệu là cán bộ phụ trách về công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em của huyện. Họ vào thăm hỏi, tặng quà và động viên gia đình chúng tôi", chị Quý cho biết.

Cháu Lễ đang kể lại sự việc với nhiều vết thâm quầng trên cơ thể

Thế nhưng, chị Quý cho biết cháu Lễ ngày càng lạ, bắt đầu xuất hiện những hành động mất kiểm soát. Cả đêm cháu Lễ không ngủ được, còn ban ngày thì ít khi chịu nằm im, cứ chạy đi chạy lại lung tung hết chỗ này đến chỗ khác, ai bảo cũng không được. Thậm chí Lễ còn trèo lên cây cao ngồi vắt vẻo hết sức nguy hiểm. Không dừng lại ở đó, mấy hôm nay, Lễ còn trở nên hung hăng, liên tục gây sự đánh nhau với những bệnh nhân khác trong viện (cũng đang chữa trị tại khoa tâm thần Bệnh viện Nhi Thanh Hóa - PV).

Chị Quý cũng cho biết thêm, trong một ngày thi thoảng lắm cháu Lễ mới nhận ra được mẹ mình, còn lại cháu Lễ chả biết ai vào với ai. "Hắn (nó, tiếng địa phương Thanh Hóa) bị điên thật rồi các anh ạ! Trước đây đã đỡ rồi, giờ lại bị thế này tôi chẳng biết phải làm sao?", chị Quý nói.

"Chỉ tát 2 cái, không có chuyện đánh đập"

Theo một tài liệu do Công an huyện Nông Cống cung cấp, có vẻ sự việc xảy ra đã trở nên hết sức đơn giản. Tài liệu này mô tả sự việc như sau: Khoảng 18h ngày 28/7/2011, bà Bùi Thị Tính và cháu ngoại Trần Ngọc Lễ sang nhà ông Lê Văn Thú chơi. Tại đây, cháu Lễ có lại chỗ lồng chim và đùa nghịch với con chim bìm bịp nhà ông Thú. Sau khi đi ra khu vườn nhà phía sau vào không thấy con chim và cháu Lễ đâu, ông Thú cho rằng cháu Lễ đã bắt trộm con chim nhà ông này.

Khoảng 19h cùng ngày, ông Thú cùng vợ là bà Vũ Thị Hòa có đến nhà bà Tính tìm gặp cháu Lễ để hỏi về con chim thì cháu Lễ đã trả lời là bắt trộm con chim nhà ông Thú nhưng không nhớ là đã giấu con chim ở đâu. Thấy vậy, ông Thú và bà Hòa bảo cháu Lễ ngồi lên xe để chở đi tìm chim. Sau 30 phút đi tìm con chim nói trên vẫn không thấy đâu thì ông Thú, bà Hòa đã đưa cháu Lễ về nhà bà Tính.

Khoảng 10 phút sau, Lê Văn Thùy (SN 1986, con trai ông Thú) đi làm về nghe bố kể lại chuyện mất chim nên đã sang nhà bà Tính gọi cháu Lễ ra để tra hỏi về chuyện con chim. Do thần kinh của cháu Lễ không bình thường nên khi Thùy hỏi, cháu Lễ đã trả lời lúc nhớ, lúc quên. Tức giận, Thùy đã tát cháu Lễ một cái vào mặt và bắt cháu Lễ đưa đi tìm chim.

Đúng lúc ấy, có anh Lê Văn Nam là bạn của Thùy đến đã can ngăn không cho Thùy đánh cháu Lễ và dỗ dành, bảo Lễ đưa đi tìm chim. Lễ đã đồng ý ngồi lên xe máy để anh Nam chở đi tìm chim nhưng do Lễ vẫn nói lung tung nên không thấy con chim đâu cả. Nam liền đưa cháu Lễ trở về với gia đình đến giữa đường thì gặp bà Tính và Thùy. Thấy cháu Lễ vẫn không tìm được chim về cho bố, Thùy lại tát vào mặt cháu Lễ một cái nữa. Cháu Lễ sợ hãi bỏ chạy, giữa đường gặp anh Nam và Nam đã đưa cháu Lễ về nhà bà Tính.

Ngày 29/7/2011, gia đình cháu Lễ đã đưa cháu Lễ đến Ban công an xã Tế Tân báo cáo lại sự việc và đi khám thương ban đầu. Sau đó, cháu Lễ được gia đình đưa đi điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Tài liệu trên cũng cho hay, sau khi nhận được báo cáo của Ban công an xã Tế Tân, lãnh đạo Công an huyện Nông Cống đã chỉ đạo đội CSĐT tội phạm về TTXH tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc. Cơ quan công an đã triệu tập những người có liên quan đến cơ quan điều tra làm việc. Tại cơ quan công an, Lê Văn Thùy thừa nhận việc có tát cháu Lễ hai cái. Hiện nay, việc giám định thương tật cho cháu Lễ chưa thực hiện được vì gia đình đang đưa cháu đi điều trị, sau khi điều trị cơ quan công an sẽ trưng cầu giám định pháp y để lấy căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án và khởi tố bị can theo luật định.

Nhỏ hay không nhỏ?

Cũng trong buổi phỏng vấn, khi được hỏi về phương án bảo vệ gia đình cháu Lễ trước những lời hăm dọa, ông Lan vội vàng xoa dịu: "Cái đó xin các anh và gia đình cháu Lễ cứ yên tâm, đấy chỉ là lời hăm dọa không đáng chú ý. Xã hội bây giờ làm gì có những chuyện đó". Theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, bước đầu đã xác định được danh tính người tự xưng là T đã có những lời lẽ mạt sát, hăm dọa anh Trần Đ (người cung cấp thông tin cho báo Nguoiduatin.vn) vào chiều 9/8. Nguồn tin cho biết, T chính xác đang công tác tại Công an huyện Nông Cống và đang đeo hàm đại úy. Về vấn đề này, ông Tống Xuân Lan cho hay: "Anh Trần Đ và T vốn quen biết nhau và chơi với nhau vì cùng quê. Bạn bè nên trong cuộc điện thoại có buông câu này câu khác là điều không tránh khỏi. Hiện tại chúng tôi chưa làm gì cả vì đang tập trung để giải quyết xong vụ việc của cháu Lễ. Sau đó chúng tôi sẽ xin tiếp ý kiến chỉ đạo của cấp trên để làm rõ".

Tuy nhiên trong cuộc trao đổi với PV, anh Trần Đ khẳng định chắc nịch không biết và cũng không quan hệ gì với đại úy T. "Tôi chẳng biết ai là T cả!".

Ngay sau khi được thông báo về nội dung của văn bản điều tra, gia đình cháu Lễ tỏ ra vô cùng bức xúc. Chị Quý cho biết: "Tôi không hiểu tại sao họ lại có thể chối cãi được một hành động dã man như thế". Theo chị Quý, 2 cái tát là lúc nhiều người nhìn thấy nên Thùy nhận, còn việc dìm xuống cống, ném vào mộ, nhét vào bao tải do không ai nhìn thấy nên họ mới chối.

Chị Quý cũng khẳng định tài liệu điều tra nói cháu Lễ bị thần kinh là chưa chính xác. "Gia đình tôi đã chạy chữa cho cháu khỏi đến 90% rồi, thậm chí cháu còn bắt đầu học được chữ. Chỉ vì bị đánh quá nhiều nên bệnh tình của cháu mới tái phát nghiêm trọng", chị cho biết.

"Ngay buổi chiều sau hôm cháu Lễ bị đánh (chiều 29/7, lúc cháu Lễ chưa phát bệnh thần kinh - PV), ông Quán - Trưởng Công an xã Tế Tân cũng có hỏi cháu về việc cháu bị đánh thế nào. Lo ngại cháu có vấn đề về trí nhớ, ông ấy hỏi đi hỏi lại 3 - 4 lần thì cháu vẫn đều nói một nội dung giống nhau rằng bị những kẻ tàn ác đó hành hạ như thế. Đến khi công an huyện vào hỏi thì bệnh của cháu đã tái phát nặng, cháu có lúc nhớ lúc quên thật nhưng vẫn nói giống hệt như thế. Một đứa bé 9 tuổi thì làm sao có thể nghĩ ra chuyện để vu cáo người khác. Còn nếu Thùy chỉ tát cháu, làm sao cháu gẫy cả răng?", chị Quý nói.

Trong khi đó, người đứng đầu Công an huyện Nông Cống (Thanh Hóa), ông Tống Xuân Lan trong cuộc phỏng vấn với PV báo Nguoiduatin.vn lại cho rằng sự việc chỉ có tính chất giống như một sự va chạm đơn thuần ở nông thôn.

"Nói chúng tôi vào cuộc chậm trễ là chưa đúng, vì tính chất vụ việc chỉ cần đến thẩm quyền công an xã giải quyết thôi. Không cần đến mức công an huyện phải vào cuộc", ông Lan nói.

Khi được hỏi phía công an huyện Nông Cống điều tra thế nào mà đưa ra kết luận vụ việc này là đơn giản thì ông Lan lấy cớ đang điều tra để từ chối cung cấp thông tin cho PV. Vẫn biết ngành công an có quy định không tiết lộ bí mật điều tra nhưng trên thực tế quy định này cũng được vận dụng để sao cho thuận lợi nhất cho quá trình giải quyết vụ việc. Đối với trường hợp này, việc thông báo công khai quá trình điều tra chắc chắn sẽ giúp làm cho dư luận sáng tỏ, tạo sự đồng thuận với cơ quan công an. Sự từ chối cung cấp thông tin của lãnh đạo Công an huyện Nông Cống có phản ánh sự bao che, dung túng cho phạm pháp?

Nguoiduatin.vn



Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ

Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam.

BBC hôm trước đã đưa tin về giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây "chỉ là hoạt động thường niên".

Dư luận người dân tỏ ra quan ngại trong khi giới hữu quan nói họ 'ghi nhận' giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Một cuộc tập trận của Giải phóng quân Trung Quốc (ảnh chỉ có tính minh họa)
Môt số blogger TQ đã có lần nói về kế hoạch 'đánh Việt Nam'


Chiều thứ Năm 11/08, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo: "Bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được".

Tuy nhiên, bà Nga nói phía Việt Nam đã biết và "ghi nhận" thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm".

Cũng về việc tập trận này, một số diễn đàn của Việt Nam nay đăng tải thêm thông tin lấy từ giới blogger Trung Quốc về cuộc "di chuyển binh lính" tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh Việt Nam, với các chi tiết như hoạt động diễn ra hôm 04/08; lực lượng quân được di chuyển bao gồm cả pháo binh, bộ binh và xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu...

Các blogger Trung Quốc gần đây còn nói tới một "kế hoạch tấn công Việt Nam" vào cuối năm 2011, thậm chí còn nói đây là sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, người theo trường phái cứng rắn, ký.

Ông Lương từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.

"Kế hoạch" nói trên được cho là sẽ tiến hành vào dịp Quốc khánh 2011, không rõ của Việt Nam hay Trung Quốc.
'Tấn công Việt Nam trong 30 ngày'

Các đồn đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam trong tương lai đã từng xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc nhiều năm nay.

Hồi năm 2008, Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam, được đăng trên trang mạng sina.com.

Kế hoạch kéo dài 31 ngày này, tuy không bao giờ được xác nhận chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác.

Sau đó, sina.com đã rút bỏ bài viết này.

Một chuyên gia phân tích các chủ đề quân sự Trung Quốc, đề nghị giấu tên, bình luận rằng thông tin 'tấn công Việt Nam' lần này cũng tương tự như vậy.

Ông cho hay các tin đồn về cuộc tập trận Quảng Tây vừa rồi cũng bắt nguồn từ trang blog của mạng sina.com, trên đó một số blogger Trung Quốc khoe khoang các chi tiết như quân số tham gia và mục tiêu hoạt động.

Họ cũng đăng tải một phóng sự video được lồng ghép một cách gượng gạo về cuộc "tập trận gần biên giới Việt Nam".

Tuy nhiên chuyên gia này nói không bao giờ có chuyện chiến dịch của Giải phóng quân Trung Quốc lại được đăng tải một cách thô thiển và mơ hồ trên mạng internet như vậy.

Ông này kết luận: "Tôi cho đây chỉ là một cuộc tập trận địa phương bị các blogger theo dân tộc chủ nghĩa thổi phồng lên thành một chiến dịch quy mô và có tổ chức để tấn công Việt Nam".

"Không có gì khiến cho tôi tin cả."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110812_china_drill_moreinfo.shtml

Quan chức Việt Nam thăm tàu chiến Mỹ


Vài ngày sau khi Trung Quốc thử tàu sân bay đầu tiên, Hoa Kỳ mời đoàn quan chức Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington đậu ở ngoài khơi. Một nguồn khả tín cho BBC hay đoàn cán bộ được chở bằng phi cơ ra tham quan và tham dự một số hoạt động trên tàu vào thứ Bảy 13/08. Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này vừa quay trở lại làm công việc tuần tra biển Tây Thái Bình Dương (Biển Đông) vào hôm thứ Sáu 12/08 sau 5 ngày cho các thủy thủ nghỉ ngơi ở Thái Lan. Trên đường về căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, tàu này dừng chân ở ngoài khơi Việt Nam. Một hàng không mẫu hạm khác của Hoa Kỳ là USS Ronald Reagan với thủy thủ đoàn hơn 5.000 người cũng bắt đầu chuyến thăm bốn ngày tới Hong Kong vào hôm thứ Sáu. Tuy chuyến thăm của tàu Ronald Reagan có sự chuẩn thuận của Trung Quốc, sự xuất hiện cùng lúc của hai hàng không mẫu hạm khổng lồ trong khu vực chắc chắn sẽ gửi thông điệp về một sự tiếp tục hiện diện hùng mạnh của hải quân Hoa Kỳ tại đây. Sự xích lại gần nhau hơn của Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng, cũng là điều mà Bắc Kinh không thể không chú ý. Hồi đầu tháng, Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Scott Van Buskirk, đã tới thăm Hà Nội. Giữa tháng Bảy vừa rồi, ba tàu chiến Mỹ cũng tham gia luyện tập chung với hải quân Việt Nam ở miền Trung. Hợp tác hải quân Đây là không phải lần đầu tiên quan chức Việt Nam được mời ra khơi thăm tàu sân bay của Mỹ.

Tháng Tám năm ngoái, trong đợt hoạt động chung giữa Hạm đội 7 với hải quân Việt Nam nhân 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, các quan chức và sỹ quan Việt Nam đã tới quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu USS George Washington đậu cách bờ biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý. Trước đó, vào tháng Tư 2009, hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.

Đầu tháng Bảy 2010, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia. USS George Washington, với hơn 5.500 thủy thủ, là hàng không mẫu hạm chủ lực của Hạm đội 7. Tàu này có thể chở trên 70 chiến đấu cơ cùng 1,5 triệu kg bom đạn.

[Video] USS George Washington

Những hình ảnh về tàu sân bay USS George Washington




Những hình ảnh về tàu sân bay USS George Washington

Mỹ điều tàu sân bay USS George Washington tới Tây Thái Bình Dương

Tin cho hay hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ vừa lên đường tới khu vực Biển Đông. Báo Mainichi của Nhật Bản đưa tin hàng không mẫu hạm sử dụng năng lượng nguyên tử vừa rời căn cứ Yokosuka ở Nhật để lên đường "tham gia một cuộc tuần tra đa quốc gia tại vùng Tây Thái Bình Dương".

Hiện mới chỉ có một mình nhật báo Mainichi đăng tải thông tin này. Tờ báo hàng đầu Nhật Bản cho biết thêm rằng sứ vụ của USS George Washington sẽ kéo dài nhiều tháng, bao gồm việc hợp tác với các nước trong khu vực để tuần tra các vùng biển, trong có Biển Đông. Báo này nói hoạt động của tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh "nhiều quan ngại về hiện diện ngày càng nhiều của tàu hải quân Trung Quốc trong khu vực". Mainichi dẫn lời chỉ huy hàng không mẫu hạm David Lausman nói trước khi tàu xuất phát rằng cuộc tuần tra chung cùng các đồng minh ở Thái Bình Dương là nhằm mục đích duy trì ổn định trong khu vực. "Ngay cả khi chính phủ Mỹ muốn giữ trung lập về ngoại giao và quân sự, thì Washington vẫn có thể dùng hoạt động của các công ty dầu khí Mỹ để ảnh hưởng một cách kín đáo tới vấn đề Biển Đông." Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải của TQ Ngô Sĩ Tồn Ông Lausman không cung cấp thêm chi tiết hoạt động tuần tra.

Trước đó, Mỹ cũng loan báo việc khu trục hạm USS Chung-hoon tới Tây Thái Bình Dương và tham gia tập trận CARAT với Philippines và một số nước khác. Hàng không mẫu hạm USS George Washington hồi tháng Tám năm ngoái đã tới thăm Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và Hạm đội 7 nhân dịp 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Một nhóm các sỹ quan cao cấp của Việt Nam đã được chở ra thăm chiến hạm khổng lồ này, lúc đó đậu ngoài khơi cách biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý. Hàng không mẫu hạm USS George Washington vừa mới quay lại hoạt động hồi đầu tháng sau khi phải sửa chữa bảo dưỡng vì ảnh hưởng của trận động đất sóng thần tháng Ba tại Nhật. Ngư ông đắc lợi?

Trong khi đó, Trung Hoa Thông tấn xã, một cơ quan truyền thông thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong có bình luận về vai trò của Hoa Kỳ trong tình hình căng thẳng hiện thời ở khu vực. Hãng này nhận xét "cách hành xử vô lý của Việt nam và một số nước khác đã khiến tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông trước đây quy mô nhỏ nay đã bùng lên nhanh chóng". Trung tấn xã dẫn lời một nhà quan sát nói lập trường của Hoa Kỳ trong việc này đã chuyển từ "không liên quan" tới "Liên quan nhưng không tham gia". Nhà quan sát này nói việc Mỹ đóng vai trò "trung gian thứ ba" thật đáng nghi ngờ và Mỹ có thể sẽ hưởng lợi trong việc xung đột leo thang. Ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc nói rằng các động thái của Hoa Kỳ và các nước không thuộc châu Á-Thái Bình Dương khác đã khiến tình hình tại Biển Đông đã mong manh lại càng thêm bất ổn. "Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông." Người phát ngôn VN Nguyễn Phương Nga Ông Ngô được Trung tấn xã dẫn lời nói: "Chính sách Biển Đông hiện nay của Mỹ trước hết là nhằm kiểm soát Trung Quốc". "Ngay cả khi chính phủ Mỹ muốn giữ trung lập về ngoại giao và quân sự, thì Washington vẫn có thể dùng hoạt động của các công ty dầu khí Mỹ để ảnh hưởng một cách kín đáo tới vấn đề Biển Đông." Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không đứng về phía bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng bảo đảm tự do lưu thông là quyền lợi quốc gia của Mỹ.

Trước tình trạng căng thẳng hiện thời ở khu vực, Mỹ cũng nhanh chóng bày tỏ quan ngại và kêu gọi giải pháp ôn hòa. Việt Nam tuần trước đã lên tiếng hoan nghênh sự tham gia của các nước ngoài trong tiến trình mà Hà Nội gọi là "duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn tại Biển Đông". Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga nói: "Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông."

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

VN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc

VN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc Tin cho hay Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa có cuộc họp với 12 tỉnh biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ chủ quyền biên giới. Báo Nhân dân đưa tin Hội nghị Tăng cường An ninh Biên giới Đất liền, Bờ biển vừa được tổ chức sáng thứ Tư 10/08 tại TP Sapa, tỉnh Lào Cai.
(Việt Nam có 12 tỉnh biên giới phía Bắc)

Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã có tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường niên. Tuy thời điểm của cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu tổ chức không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông. Không rõ cuộc họp của lực lượng biên phòng Việt Nam có liên quan gì tới hoạt động của nước láng giềng hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bản tin ngắn trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho hay hội nghị do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức có sự tham gia của "12 tỉnh, thành phố có biên giới đất liền, bờ biển ở phía Bắc là: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình". Thế trận biên phòng toàn dân

Được biết Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã có bài phát biểu tại hội nghị, trong đó ông nhấn mạnh "tầm quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới" và sự phối hợp giữa lực lượng biên phòng và chính quyền các địa phương.
Thông điệp của bộ đội biên phòng là trong thời gian tới, trọng tâm sẽ được đặt vào việc "tập trung xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, đảm bảo an ninh-trật tự biên giới quốc gia". Lãnh đạo bộ đội biên phòng Việt Nam nói chủ trương của lực lượng vẫn là "giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển".

Bảy tỉnh phía Bắc của Việt Nam có biên giới đất liền với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Ngoài ra, một số tỉnh có biên giới trên biển với Trung Quốc và biên giới đất liền với Lào. Cuối tháng trước, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam do Trung tướng Chính ủy Võ Trọng Việt dẫn đầu, đã có chuyến công cán tại Quân khu Quảng Châu và Vân Nam (thuộc Quân khu Thành Đô) của quân đội Trung Quốc.

Việt Nam phản đối TQ thăm dò ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc Trung Quốc thăm dò dầu khí ở phía Tây Hoàng Sa là 'vi phạm chủ quyền' của Việt Nam.




(Pic:Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông)

Thông tin trên website của Bộ Ngoại giao dẫn nguồn Tân Hoa Xã loan tin hôm 02/08 rằng Trung Quốc và Pháp đã sử dụng tàu thăm dò địa chấn Tan Bao Hao "tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) tới phía Bắc quần đảo Nam Sa (Trường Sa)".
Việc thăm dò đo đạc được nói đã diễn ra từ 13/06-30/07. Một tuần sau khi Tân Hoa Xã đưa tin, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại Hà Nội, phát biểu: "Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ quan điểm của Việt Nam". Bà nói Việt Nam "phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam" và đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự . Bà Nguyễn Phương Nga không nói rõ cuộc tiếp xúc để phản đối và 'nêu rõ quan điểm' diễn ra khi nào. Gần đây, đã nhiều lần Việt Nam phản đối các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông và ngược lại. Biểu tình chống Trung Quốc Đợt phản đối mạnh mẽ nhất là hồi cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu năm nay, khi tàu Trung Quốc bị nói đã có hành động gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của PetroVietnam.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói "ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02" của hãng này hôm 25/05.
Lúc đó Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền và yêu cầu không tái diễn, trong khi Trung Quốc phản bác rằng Việt Nam đã thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Dường như các sự phản đối qua lại qua con đường ngoại giao giữa hai bên không làm dư luận trong nước hài lòng. Hôm 05/06, người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Dù bị ngăn cản, hoạt động biểu tình đã xảy ra thêm nhiều lần nữa tại Hà Nội, trong khi chỉ được thực hiện thêm một lần ngắn ngủi hôm 12/06 tại TP Hồ Chí Minh. Trung Quốc cũng đã chính thức yêu cầu Việt Nam 'định hướng dư luận', nói cách khác là không đăng tải các thông tin khuyến khích việc phản đối Bắc Kinh và kêu gọi biểu tình.

Việt Nam Tìm kiếm sự Trợ giúp của Google,Yahoo!

Việt Nam Tìm kiếm sự

Trợ giúp của Google,

Yahoo!Nhằm kiểm soát

các Blogger:Theo các

Tin tức Cho hay

Hãng thông tấn Pháp AFP

Ngày 3-12-2008

Việt Nam cộng sản muốn hai gã khổng lồ về Internet là Google và Yahoo! giúp họ chỉnh đốn tình hình hoạt động blog đang rất năng động và gây nhiều ảnh hưởng hiện nay, theo truyền thông nhà nước cho biết vào hôm qua thứ Ba, và chấm dứt “những thông tin không đúng đắn” được đưa lên mạng trực tuyến.

Chính phủ sẽ thông báo những quy định mới trong tháng này, nhấn mạnh rằng các trang weblog phải được sử dụng như là những cuốn nhật ký cá nhân trực tuyến, không được coi như những cơ quan ngôn luận [organ] để gieo rắc những quan điểm về đời sống chính trị, tôn giáo và xã hội, theo trích dẫn từ các quan chức cao cấp của nhà nước cho biết.

Những điều chỉnh này nhằm “tạo nên một cơ sở pháp lý cho các blogger và các cơ quan liên quan để khắc phục những biểu hiện vi phạm trong lĩnh vực hoạt động blog,” theo lời Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, được tờ nhật báo Thanh Niên trích dẫn.

Bộ “sẽ liên hệ với Google và Yahoo! để hợp tác tạo nên môi trường tốt nhất và lành mạnh nhất cho các blogger,” ông cho biết thêm.

Những dự tính này đi liền theo sau việc bỏ tù hai năm rưỡi blogger nổi tiếng Điếu Cày — với tên thật là hoàng Hải — vào tháng Chín, dựa vào tội danh trốn thuế. Phiên tòa xem xét kháng cáo của ông được dự tính diễn ra vào thứ Năm, theo các cán bộ tòa án cho biết.

Tổ chức bảo vệ các quyền lợi báo chí Nhà Báo Không Biên Giới [Reporters Without Borders] đã lên tiếng công kích rằng ông Hoàng Hải đã bị trừng phạt vì đã chỉ trích những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông và đã kêu gọi tòa án “hãy tuyên bố trắng án nhà bất đồng chính kiến trên mạng ảo này.”

Vấn đề lãnh thổ được nhìn nhận như có tính nhạy cảm cao độ theo cách của chính quyền Việt Nam và Trung Quốc.

Phạm vi ảnh hưởng của giới blogger Việt Nam đã bùng nổ trong những năm gần đây, từ những trẻ em đi học cho tới các biên tập viên báo chí tự do chia sẻ những suy nghĩ của mình theo một phương cách không thể có được trong hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát.

Hầu hết những người sử dụng đều chỉ tán chuyện phiếm quanh những vấn đề về lối sống và mang tính riêng tư, song một số người viết trên mạng trực tuyến đã đi chệch vào những phạm vi chính trị nhạy cảm và đã phải gánh chịu thái độ tức giận tột bậc của các giới chức thẩm quyền, với một số blogger, kể cả Điếu Cày, đã kết thúc trong nhà tù.

Giám đốc Trung tâm An ninh Mạng Internet Bách Khoa của nhà nước Nguyễn Tử Quảng, vào tháng trước đã cho biết là theo bản dự thảo những quy định đang được thảo luận, thì những người vi phạm có thể phải đối mặt với các mức phạt 12.000 đô la và lên tới 12 năm tù giam.

“Đây đúng là một mình phạt nghiêm khắc song hoàn toàn thích hợp đối với những ai cố tình đưa ra những thông tin sai lạc về tôn giáo, hệ thống chính trị, nhà nước và chính phủ Việt Nam,” theo lời ông Quảng được trích dẫn.

OpenNet Initiative, một mạng hợp tác bởi những chuyên gia đến từ các trường đại học Harvard, Cambridge, Oxford và các trường đại học khác, đã cảnh báo trong một bản báo cáo năm ngoái rằng Internet chính trị bị gạn lọc tại Việt Nam đang “phổ biến rộng khắp.”

“Chế độ gạn lọc của Việt Nam sắp xếp phân tầng nhiều lớp, nhờ vào không chỉ công nghệ máy tính mà còn cả những lời đe nẹt về trách nhiệm pháp lý, việc kiểm tra dựa vào nhà nước và tư nhân qua các hoạt động trực tuyến của những người sử dụng, và những sức ép không chính thức ví như sự trông nom giám sát của những người làm công hay những người sử dụng khác tại các quán cà phê Internet,” bản báo cáo nhận xét.


Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

————————-

theage.com.au

————

Vietnam seeks Google, Yahoo! help to control bloggers: reports

December 3, 2008 – 4:46AM

Communist Vietnam wants Internet giants Google and Yahoo! to help “regulate” the country’s flourishing blogging scene, state media said Tuesday, and stop “incorrect information” being published online.

The government will announce new rules this month, stressing that weblogs should serve as personal online diaries, not as organs to disseminate opinions about politics, religion and society, senior officials were quoted as saying.

The regulations aim “to create a legal base for bloggers and related agencies to tackle violations in the area of blogging,” said Information and Communication Deputy Minister Do Quy Doan, according to the Thanh Nien daily.

The ministry “will contact Google and Yahoo! for cooperation in creating the best and the healthiest environment for bloggers,” he added.

The proposals follow the jailing in September of the high-profile blogger Dieu Cay — real name Nguyen Hoang Hai — for two and a half years on tax fraud charges. His appeal hearing is set for Thursday, court officials said.

Media rights watchdog Reporters Without Borders charged that he was punished for criticising China’s claims over disputed South China Sea islands and called on the court “to acquit this cyber-dissident.”

The territorial issue is seen as highly sensitive by the Vietnam and Chinese governments.

Vietnam’s blogosphere has exploded in recent years, with school children to newspaper editors freely sharing their thoughts in a way that has not been possible in the state-controlled media.

Most users have chatted about lifestyle and personal issues, but some online writers have strayed into sensitive political areas and incurred the wrath of the authorities, with several bloggers, including Cay, ending up in prison.

The director of the state-run Bach Khoa Internet Security Centre, Nguyen Tu Quang, last month said under draft rules being debated, violators could face 12,000-dollar fines and up to 12 years jail.

“This is quite a strict punishment but perfectly suitable for those who intentionally release incorrect information about religion, the political system, state and government of Vietnam,” Quang was quoted as saying.

The OpenNet Initiative, a collaboration by experts from Harvard, Cambridge, Oxford and other universities, warned in a report last year that political Internet filtering in Vietnam is “pervasive.”

“Vietnam’s filtering regime is multi-layered, relying not only on computing technology but also on threats of legal liability, state-based and private monitoring of users’ online activities, and informal pressures such as supervision by employees or other users in cyber-cafes,” the report said.

© 2008 AFP

Đảng viên hay Ông chủ

Góp ý dự thảo văn kiện đại hội Đảng X

Đảng viên hay Ông chủ?

(Thư ngỏ của một doanh nhân – cựu đảng viên cộng sản

-gửi GS Nguyễn Đức Bình)


TT – Tôi đã xúc động khi đọc bài của GS Nguyễn Đức Bình trên báo Nhân Dân và Tuổi Trẻ. Đó là một bài báo rất thẳng thắn, mạnh dạn nêu những vấn đề hết sức nhạy cảm từ một cựu lãnh đạo tư tưởng cao cấp của Đảng Cộng sản VN, đồng thời như một trong những cây bút lý luận của Đảng. Riêng việc ông không đồng ý để đảng viên được làm kinh tế tư bản tư nhân đã lôi tôi vào cuộc, muốn được tâm sự về cảnh ngộ của mình.

Vui với những điều mình làm được

Cách đây hơn sáu năm, tôi quyết định rời cơ quan nhà nước ra mở công ty tư nhân. Quyết định đó xuất phát từ cảm giác bức bối muốn được sống có ích, làm những gì mình hằng ấp ủ, được kiếm những đồng tiền thật sự sạch. Trong khi trước đó tôi luôn cho rằng mình hoàn toàn không hợp với nghề kinh doanh, nhưng cái cảm giác như một cầu thủ còn sung sức mà bao năm cứ phải đá “cuội” đã giúp tôi chiến thắng nỗi lo sợ sắp phải đối mặt với thương trường.

Suốt nhiều tháng chuẩn bị, rồi từ sau khi ra kinh doanh đến giờ, tôi đã sống như trong một cuộc đời khác, mà cho đến hôm nay vẫn thấy như mơ. Hằng đêm đi ngủ với cuốn sổ và cây bút bên mình, có khi tỉnh giấc, nghĩ một ý hay là tôi choàng dậy viết liền. Đi chơi cũng vậy, mỗi khi bạn bè góp ý hay nghi ngại, tôi cũng cố viết ra để về suy nghĩ.

Không phải chỉ vì tôi đã bỏ những đồng tiền cuối cùng chắt bóp được vào “canh bạc” này, mà chủ yếu là được cảm giác hoàn toàn thật, rằng mình chính là mình, không còn nói dựa ăn theo, không còn xoay xở tìm cách kiếm sống bằng những đồng tiền sao cho đỡ bẩn nhất…

Những nụ cười, lời khen ngợi của khách hàng, bạn bè như nguồn động viên vô giá mỗi khi gặp khó khăn. Nhưng ngược lại là một cảm giác cô đơn như một kẻ lạc loài. Nó còn khủng khiếp hơn vì tôi chưa hề dự liệu. Đó là tôi vốn được sinh ra trong một gia đình, dòng họ nội ngoại cứ như là làm “nghề” cán bộ – đảng viên “gia truyền”; quanh tôi, bạn bè, người thân đều là “người nhà nước”, là đảng viên.

Sáng chiều họ đi về với cơ quan, còn tôi chỉ quanh quẩn trong căn nhà cũng là trụ sở công ty. Mỗi khi gặp gỡ, người quen hay bạn mới thường hỏi những câu muôn thuở: “đồng chí công tác ở đâu, cơ quan nào?”. Tôi, khi cay nghiệt, lúc lại tự hào, mà nhẹ nhàng: “Tôi chỉ tư tác thôi”, còn trong bụng thầm nghĩ: “Tôi không còn là đồng chí của đồng chí nữa mất rồi”. Đôi khi vui, bạn bè tán thưởng: “Khi nào tao về hưu thì cho một chân nhé”. Thật chua xót! Họ nghĩ thương trường là chốn của những kẻ cùng đường hay sao?

Cùng với quyết định nghỉ công tác, tôi nhận giấy chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương. Nhưng tôi đã không sinh hoạt Đảng từ đó đến nay (nên đương nhiên, dù chưa có thủ tục gì, giờ này tôi không còn là đảng viên nữa). Lý do chính: là một đảng viên, tôi không thể đồng thời là ông chủ, “bóc lột” sức lao động của công nhân, theo như lý luận của học thuyết Marx-Lenin, và đương nhiên đi ngược với lý tưởng của Đảng. Thậm chí tôi khác nào kẻ “nằm vùng” trong Đảng!

Tôi vững tâm hơn khi được sự ủng hộ của cha tôi, một lão thành cách mạng – cựu ủy viên BCH T.Ư đảng. Nói chính xác hơn thì ông rất ủng hộ việc tôi ra kinh doanh, nhưng không có ý kiến gì khi không thấy tôi về sinh hoạt cùng chi bộ hưu trí với ông. Một người chú trong họ – lúc đó là ủy viên BCT – có vẻ thận trọng hơn, ông im lặng trong một thời gian dài và rồi cuối cùng cũng vui vẻ thăm hỏi tôi “chuyện làm ăn” mỗi khi gặp mặt.

Mặc dù luôn bị mang cái “mác” bóc lột, nhưng tôi tự hào là vừa tạo được công ăn việc làm cho nhiều bạn trẻ, nhưng cũng vừa bằng con đường nào đó luôn tìm đến lý tưởng công bằng xã hội mà chủ nghĩa Marx nhắm đến với nhiều cách, trong đó có việc dần dần để tất cả nhân viên cùng tham gia cổ phần của công ty. Nghĩa là họ sẽ cùng tôi được tự bóc lột chính sức lao động của mình. Chúng tôi vừa là chủ, vừa là tớ.

Tôi chợt muốn khóc…

Năm 2002 tôi quyết định tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Nghe tôi thưa chuyện, cha tôi hết sức ủng hộ. Bên giường bệnh, ông còn mời một vị đứng đầu trong MTTQTƯ đến hỏi ý kiến, rồi rất vui khi biết rằng từ nhiệm kỳ này khuyến khích hơn việc doanh nhân và cá nhân tự ứng cử.

Thế nhưng, ngay trong buổi hiệp thương vòng đầu, khi lý giải việc không tham gia sinh hoạt Đảng như nói ở trên, tôi đã bị nhiều ý kiến phản ứng dữ dội. Đơn giản là mọi người không chấp nhận cái kiểu “lý sự cùn” đó của tôi, mà theo họ như vậy thực chất tôi là một đảng viên mất phẩm chất, bỏ Đảng.

Cho đến hôm nay tôi vẫn không sao quên được cảm giác lúc đó. Đầu óc quay cuồng, mồ hôi ra như tắm. Tôi như bị lăng nhục, tựa một buổi đấu tố. Trước mặt tôi là những đảng viên trung kiên, họ nhìn tôi như kẻ lạc loài, một “con chiên ghẻ”. Tôi đã thất bại ê chề, và nhớ lại lời khuyên của người bạn có trách nhiệm trong việc tổ chức bầu cử: “Cậu đừng khai là đảng viên, khai là hỏng. Tay X cũng ra kinh doanh, vào từ khóa trước, là đảng viên mà nó lờ đi có khai đâu”. Tôi không nghe theo, nếu được làm lại từ đầu tôi cũng sẽ vẫn hành động như vậy. Bởi vì một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một con người, một đại biểu của dân, một đảng viên là trung thực.

Sẽ có rất nhiều điều phải bàn quanh ý kiến “có cho đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân hay không”. Không thể đơn giản bằng một từ “không” hay “có” ở đây nếu như không đặt lại rất nhiều luận điểm quan trọng trong học thuyết Marx.

Nếu muốn, tôi có nên xin quay lại Đảng nữa không? Nếu quay lại thì tôi phải từ bỏ vị trí ông chủ, xin làm công nhân, nhân viên hay sao ? Có sự lựa chọn nào đau đớn hơn thế không ? Sẽ nảy sinh một luận đề mới: đảng viên và ông chủ ở hai đầu chiến tuyến. Vậy mà chúng tôi đang ngày càng được tôn vinh, có được ngày kỷ niệm cho mình, những doanh nhân làm giàu cho đất nước. Cũng là một nghịch lý phải không?

Còn một điều tôi muốn tâm sự thêm là cảnh ngộ của người dân thường yếu ớt hoàn toàn không có chỗ dựa chính trị, một khi làm ăn, kiếm sống sẽ phải khốn khổ đến đâu. Bởi vì chỉ nhìn vào bản thân mình, nào “con dòng cháu giống”, rồi được tôi luyện dạn dày qua những cơ quan quan trọng, mặc dù không dựa “ô dù cha chú” nhưng cũng có chút gì bóng vía để kẻ khác e dè.

Tôi cũng có những kinh nghiệm ứng xử với cán bộ đảng viên, có cả “lý luận chính trị” để tranh đấu, ấy vậy mà tôi cũng đã phải rất vất vả “chiến đấu” trên thương trường. Không phải tôi chiến đấu với đối thủ cạnh tranh, mà là với những điều phi lý từ chính sách, pháp luật và những người thực hiện.

Nhưng nỗi gian lao của tôi so với những người dân thấp cổ bé họng thật chẳng đáng gì (kể khổ ở đây mà phát ngượng). Trên thương trường, tôi chỉ là lính mới, họ mới thật sự là lính xung kích, là “đầu rơi máu chảy”. Họ chỉ mong tìm chỗ dựa, chí ít là của kẻ cùng cảnh ngộ. Đó có thể sẽ là những nhà tư sản có chân trong Đảng hay không?

Ngày vào Đảng, tôi đã không khỏi nghẹn ngào. Khi cất tờ giấy chuyển sinh hoạt Đảng vào tủ, mắt tôi ráo hoảnh. Nhưng hôm nay, góp ý cho Đảng sao tôi chợt muốn khóc… Thế hệ trẻ sẽ nghĩ gì khi những bậc cha chú, những người đã, đang là “đội quân tiên phong” dẫn lối đưa đường còn mải mê tranh cãi tìm con đường sao cho đến một ngày nào đó, cuộc sống của họ được bằng những nước tư bản phát triển.

Nguyễn Hữu Vinh

(giám đốc một doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội)

Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb thăm Việt Nam

Ông Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ, sắp có chuyến thăm Việt Nam.

Thông tin này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga xác nhận trong buổi họp báo thường kỳ hôm nay. "Theo thông tin mà chúng tôi mới nhận được từ Văn phòng Quốc hội Việt Nam, từ ngày 20 tới 24/8/2011, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb dự kiến sẽ thăm Việt Nam", bà Nga nói.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiếp nghị sĩ Mỹ Jim Webb tháng 7/2010. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiếp nghị sĩ Mỹ Jim Webb tháng 7/2010. Ảnh: TTXVN

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến thăm lần này của ông Webb là nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương. Chương trình hoạt động cụ thể của thượng nghị sĩ đang được hai bên thu xếp.

Thông tin về chuyến thăm Việt Nam của ông Webb cũng được một số hãng tin quốc tế đăng tải. AFP dẫn thông báo từ văn phòng của thượng nghị sĩ đảng Dân chủ cho hay ông sẽ lần lượt thăm Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam từ ngày 12 tới 25/8.

Ông Webb dự kiến sẽ gặp gỡ những nhà lãnh đạo của các nước, các quan chức ngoại giao và quân sự, cũng như các nhà doanh nghiệp hàng đầu tại mỗi điểm dừng chân của mình.

Các hành động gây tranh cãi của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây cũng sẽ là chủ đề chính trong các cuộc gặp gỡ của thượng nghị sĩ này tại Indonesia và Việt Nam, nơi ông sẽ có những thảo luận về "tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông", thông báo từ văn phòng của ông có đoạn. Ông Webb từng bảo trợ một nghị quyết của Thượng viện Mỹ về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Chuyến thăm 4 ngày sắp tới của Thượng nghị sĩ Webb sẽ là lần thứ hai ông thăm Việt Nam trong năm nay. Tháng 4/2011, ông Webb đã tới Việt Nam với mục đích thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại song phương, cũng như hợp tác đầu tư. Chuyến thăm lần này của ông Webb còn diễn ra trong bối cảnh Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn việc bổ nhiệm ông David Bruce Sheartân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Phan Lê