Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

Năm sau được ở nhà mới


Lễ khởi công cao ốc Hoàng Việt- Trụ sở của Báo Pháp Luật TPHCM vừa diễn ra sáng nay. Trụ sở được xây 12 tầng (và một tầng hầm) ở 34 Hoàng Việt, Tân Bình. Diện tích sử dụng hơn 5000 m2. Chứ như hiện nay, bé tí teo và chật ních.

Ráng chịu cực hơn một năm nữa là được ở nhà mới.
Khi đó Bố cu đi làm chỉ hơn 10 phút. Anh em đi nhậu cũng gần, ra sân bay cũng gần.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Kwan giết người. Sao thế, kwan?

Vụ án mạng khó tin xảy ra tại thành phố Nakorn Sri Thammarat ở miền nam Thái Lan. Ông Leilit Janchoom, 48 tuổi, nuôi một con khỉ và huấn luyện để nó hái dừa hàng ngày. Kwan – tên con khỉ - lại cảm thấy công việc ấy quá tẻ nhạt và mất nhiều sức lực. Nhiều lần con vật không chịu trèo lên cây vì muốn nghỉ ngơi, để rồi sau đó nó phải nhận những trận đòn của ông chủ. Thậm chí Janchoom còn đánh đập Kwan mỗi khi ông cảm thấy nó leo quá chậm.


Tuần trước Janchoom lại bắt Kwan trèo lên cây dừa và nó miễn cưỡng làm theo. Nhưng khi trèo lên ngọn cây, nó bứt một quả dừa và nhằm đầu Janchoom mà thả xuống. Theo một tờ báo địa phương, người đàn ông chết ngay tại chỗ sau khi quả dừa rơi trúng đầu.


Vợ của Janchoom cho biết, Kwan là một con khỉ hiền lành đáng yêu. Vì thế mà bà không thể hiểu nổi tại sao nó dám sát hại chủ.T


heo các chuyên gia, hành vi này là bằng chứng đáng thuyết phục nhất cho thấy con người không phải là động vật duy nhất biết vạch ra kế hoạch cho tương lai.

http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/03/3BA0CDF3/

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

Nếu chỉ còn nói được với nhau một câu....

Giả sử bạn sắp xa một ngườ i- có thể đẹp trai như Bố cu cũng có thể xấu trai đáng ghét- và không bao giờ gặp lại. Chỉ đủ thời gian nói một câu với người ấy thôi, thì bạn sẽ nói câu gì?


Bạn hận thù người đó? Nếu vậy thì một câu nói không thể nào giải quyết hết, cho dù là một câu nguyền rủa, có khi nó làm bạn thêm nặng lòng. Nói “tao sẽ giết mày!” cũng không ổn lắm, vì có gặp lại nữa đâu mà giết. Nói thế chỉ khiến bạn cảm thấy mình bất lực! Vậy thì hãy nói: Tiếc là mình đã không tử tế với nhau hơn!


Nếu người đó là người bạn đang yêu? Nắm tay giữ lâu một chút đôi khi hơn ngàn câu nói. Có thể bạn đang nghĩ: “Nếu hôm nay không xa nhau thì ngày mai tôi cũng bỏ anh!”, nhưng bạn nắm tay như thế, đối phương sẽ không biết bạn thực sự đang nghĩ gì. Toàn nghĩ tốt về bạn thôi. Mà bạn cũng chẳng cần nói ra, đằng nào chút nữa cũng được xa nhau rồi. Vì thế, dễ hiểu khi chia tay người ta thường nắm tay và nhìn vào mắt nhau.


Nếu người ấy là sếp bạn, lời cuối đừng đòi hỏi tại sao ông ấy đã quên nâng lương đúng hạn và hai lần la lối bạn một cách vô lý. Vì bạn có nói ngàn câu thì ông ấy cũng không còn cơ hội để ký quyết định nâng lương hay rút lại lời đã la mắng bạn. Hãy nói tiếc là không được làm việc với ông ấy lâu hơn. Câu này đúng trong mọi trường hợp, dù là sếp lên chức, chuyển cơ quan, đi tù, hấp hối hay về hưu.


Với những người đã làm việc cùng với bạn? Hãy nói “mình rất nhớ bạn”. hoặc “mình sẽ không bao giờ quên cậu”. Có thể bạn nhớ họ vì đã chơi đòn dưới thắt lưng bạn, đã cản mũi kỳ đà bạn; nhưng cũng có thể nhớ vì họ đã giúp đỡ và san sẻ công việc cùng bạn hoặc làm bạn vui. Nói chung, bạn có tỷ lý do để nhớ, nhưng người nghe sẽ nghĩ về điều tốt.


Nếu người ấy là bố mẹ bạn? Hãy cám ơn vì đã sinh ra bạn. Dù thật sự trên đời này có nhiều đứa trẻ không được sinh ra bằng tình thương yêu, sinh ra trong một cơn say của ông bố, sinh ra ở vùng quê không có điện hay tivi để tiêu khiển hoặc một tối con chó tự nhiên sủa khiến ông bà già thức giấc nửa đêm. Bất luận thế nào thì được sinh ra đã là hạnh phúc. Thế tại sao không cám ơn vì đã nuôi nấng dạy dỗ bạn nên người? Không nên! Bởi với cái ơn trời biển đó, một lời cám ơn là vô nghĩa. Hãy cám ơn bằng cuộc sống của bạn kìa!


Nếu đó là người yêu cũ, hãy nói với nàng (chàng) rằng: “Anh sẽ không bao giờ quên ngày xưa khi bên nhau!”. Thật sự cái này nói nghe cũng áy náy lắm. Nếu mà muốn gìn giữ ngày xưa thì hai đứa đã không bỏ nhau.


Vậy, nếu người đó đang là con nợ của bạn thì bạn nói thế nào? Sáng nay ngồi cà phê vỉa hè, nghe một bà mập ù chống tay vào hông, tay còn lại chỉ mặt bà kia mà nói rằng: “Tao nói cho mày biết đừng tưởng trốn tao là an toàn nghe con kia. Tao mà không gặp mày thì cũng có đứa khác đến xử mày!”

Nếu chỉ còn nói được với nhau một câu....

Giả sử bạn sắp xa một ngườ i- có thể đẹp trai như Bố cu cũng có thể xấu trai đáng ghét- và không bao giờ gặp lại. Chỉ đủ thời gian nói một câu với người ấy thôi, thì bạn sẽ nói câu gì? Bạn hận thù người đó? Nếu vậy thì một câu nói không thể nào giải quyết hết, cho dù là một câu nguyền rủa, có khi nó làm bạn thêm nặng lòng. Nói “tao sẽ giết mày!” cũng không ổn lắm, vì có gặp lại nữa đâu mà giết. Nói thế chỉ khiến bạn cảm thấy mình bất lực! Vậy thì hãy nói: Tiếc là mình đã không tử tế với nhau hơn!

Nếu người đó là người bạn đang yêu? Nắm tay giữ lâu một chút đôi khi hơn ngàn câu nói. Có thể bạn đang nghĩ: “Nếu hôm nay không xa nhau thì ngày mai tôi cũng bỏ anh!”, nhưng bạn nắm tay như thế, đối phương sẽ không biết bạn thực sự đang nghĩ gì. Toàn nghĩ tốt về bạn thôi. Mà bạn cũng chẳng cần nói ra, đằng nào chút nữa cũng được xa nhau rồi. Vì thế, dễ hiểu khi chia tay người ta thường nắm tay và nhìn vào mắt nhau.


Nếu người ấy là sếp bạn, lời cuối đừng đòi hỏi tại sao ông ấy đã quên nâng lương đúng hạn và hai lần la lối bạn một cách vô lý. Vì bạn có nói ngàn câu thì ông ấy cũng không còn cơ hội để ký quyết định nâng lương hay rút lại lời đã la mắng bạn. Hãy nói tiếc là không được làm việc với ông ấy lâu hơn. Câu này đúng trong mọi trường hợp, dù là sếp lên chức, chuyển cơ quan, đi tù, hấp hối hay về hưu.

Với những người đã làm việc cùng với bạn? Hãy nói “mình rất nhớ bạn”. hoặc “mình sẽ không bao giờ quên cậu”. Có thể bạn nhớ họ vì đã chơi đòn dưới thắt lưng bạn, đã cản mũi kỳ đà bạn; nhưng cũng có thể nhớ vì họ đã giúp đỡ và san sẻ công việc cùng bạn hoặc làm bạn vui. Nói chung, bạn có tỷ lý do để nhớ, nhưng người nghe sẽ nghĩ về điều tốt.

Nếu người ấy là bố mẹ bạn? Hãy cám ơn vì đã sinh ra bạn. Dù thật sự trên đời này có nhiều đứa trẻ không được sinh ra bằng tình thương yêu, sinh ra trong một cơn say của ông bố, sinh ra ở vùng quê không có điện hay tivi để tiêu khiển hoặc một tối con chó tự nhiên sủa khiến ông bà già thức giấc nửa đêm. Bất luận thế nào thì được sinh ra đã là hạnh phúc. Thế tại sao không cám ơn vì đã nuôi nấng dạy dỗ bạn nên người? Không nên! Bởi với cái ơn trời biển đó, một lời cám ơn là vô nghĩa. Hãy cám ơn bằng cuộc sống của bạn kìa!

Nếu đó là người yêu cũ, hãy nói với nàng (chàng) rằng: “Anh sẽ không bao giờ quên ngày xưa khi bên nhau!”. Thật sự cái này nói nghe cũng áy náy lắm. Nếu mà muốn gìn giữ ngày xưa thì hai đứa đã không bỏ nhau.

Vậy, nếu người đó đang là con nợ của bạn thì bạn nói thế nào? Sáng nay ngồi cà phê vỉa hè, nghe một bà mập ù chống tay vào hông, tay còn lại chỉ mặt bà kia mà nói rằng: “Tao nói cho mày biết đừng tưởng trốn tao là an toàn nghe con kia. Tao mà không gặp mày thì cũng có đứa khác đến xử mày!”



Thứ Ba, 10 tháng 3, 2009

Sự bình dị của Bố cu

Nhân gian lúc này nhiều đứa xấu. Trời nóng thế này, thấy Bố cu Hưng ngồi trong phòng cả ngày, nó nói Bố cu Hưng thích ngồi phòng máy lạnh.


Thật sự BCH rất muốn dãi dầu gió nắng cho gần với nhân dân cần lao, BCH sẵn sàng từ giã cái phòng máy lạnh này trong một thời gian dài để phơi nắng cả ngày ngoài resort Mũi Né, lặn ngụp ngoài biển để thấu hiểu nỗi khổ của ngư dân. Sẵn sàng từ bỏ những bữa cơm trưa văn phòng đóng hộp để ăn những món dân dã như cua ghẹ hay tôm nướng với than củi, chấm muối hột ớt xanh, bên bờ biển, khói một tí cũng được.


Thấy BCH đi công tác bằng ô tô, chúng nó nói BCH thích hưởng thụ. Thật sự BCH sẵn sàng đi từ đây ra Hà Nội trên một chiếc thuyền buồm chạy chậm như rùa. Bố cu chịu khổ cỡ nào cũng được.


Nó nói BCH cả ngày chỉ lo ngủ, thật ra, Bố cu có khả năng thức bạc mặt trắng mắt ở quán bar. Chúng nó cứ nhìn hiện tượng mà xét bản chất nên sai tuốt.


Nó còn nói Bố cu thích ở nhà lầu. Cái này mới là bậy. Bây giờ ai đổi cho Bố cu một mảnh vườn ở quận 1, BCH đổi ngay. Ngày qua ngày nuôi gà, cuốc đất, trồng rau, sống cuộc sống điền viên an bần lạc đạo. Một mái lều tranh với vài ba công đất vườn ở phường Bến Thành, Bến Nghé hay Phạm Ngũ Lão cũng được. Mặc kệ ngoài kia xe cộ ngược xuôi. Mơ ước của Bố cu rất chi là bình dị.


Có đứa còn nói Bố cu thích sản phẩm công nghiệp, ăn đồ hộp cho giống tây. Trời ạ, oan ức vô cùng. Bố cu chỉ thích những loại thắt lưng, ví da, giày khâu bằng tay, cho dù nó chẳng giống ai, không có cái thứ hai trên thế giới. Khi xài những thứ đồ đó, Bố cu sẽ nhớ những mụn vá trên vai áo năm xưa mà bà ngoại và mẹ tỉ mẫn mỗi ngày.


Giá mà những kẻ hay thêu dệt ấy biết rằng Bố cu là người hoài cổ, không bao giờ học đòi. Cụ thể là chiều hôm qua Bố cu còn định đổi cái tivi màu hiệu Sony mới xài có mười năm lấy cái máy quay đĩa nhựa sản xuất năm 1946 với hơn trăm bộ đĩa, mà thằng kia không chịu. Dù Bố cu hứa không bắt nó bù tiền.


Cũng với tinh thần tiết kiệm ấy, Bố cu không bao giờ vứt đi những thứ đồ còn dùng được. Chén bát ăn cơm ở nhà nhiều chiếc đã cũ vì được sản xuất nhiều trăm năm trước, có nhiều chén dĩa từ thời Hạ, Chu, Thương, ... bố cu vẫn giữ. Bố cu để hẳn một tủ đồ cũ như thế ở phòng khách để hai đứa con mỗi ngày nhìn vào mà học cái đức tiết kiệm của bố nó.


Còn lòng từ tâm của bố cu thì bao la. Nhiều năm nghe nơi này nơi kia lũ lụt, bà con cực khổ, các em gái mới lớn phải bỏ quê lên thành phố kiếm cơm, Bố cu rất xúc động. Bầu bí còn thương nhau huống chi con người tóc đen máu đỏ da vàng. Cứ hết giờ làm là bố cu lặn lội tìm đến những nhà hàng nơi mấy em đó kiếm việc làm. Hỏi rằng có phải quê em vừa qua lũ lụt mất mùa không. Rồi bố cu cho mỗi em mấy trăm ngàn để gửi về quê, không quên hát một hai bài cho mấy em nghe để quên bớt cái buồn xa xứ. Bố cu tâm niệm mình làm từ thiện phải trao đúng địa chỉ, nên gửi hẳn cho các em nhờ chuyển cho ông bà già các em.


Vì vậy bây giờ nhìn lại, Bố cu thấy mình là người bình dị, tiết kiệm, yêu thương đồng loại. Hít khói Sài Gòn 20 năm mà cái gốc nhà quê vẫn giữ, như giữ những cái chén ăn cơm có niên đại nhiều thế kỷ. Và khi Bố cu ở giữa Sài Gòn mà vẫn mơ một mảnh vườn để trồng rau nuôi gà, thì hãy tin rằng hương đồng gió nội vẫn còn nguyên.