Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Osin Huy Đức

Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.

Ngay cái hàng chữ đầu tiên, bạn Osin này đã nói dối và nói nửa sự thật. Đời làm báo của Osin từ thuở Tuổi Trẻ Thanh niên Nông thông ngày nay...chưa từng bị mất việc mà toàn là do bạn ấy đánh nhau rồi thua với một nhân vật nào đó trong tòa soạn, sau đó tự xin chuyển hoặc thất bại trong kinh doanh báo mà tự động đóng cửa. Từ ngày 25/8, bạn í không còn là phóng viên nhưng, tội nghiệp một ngàn bạn tình nguyện đóng 10 ngàn/tháng nuôi bạn Osin, vẫn chưa bằng lương SGTT trả cho cộng tác viên Huy Đức đâu. Bạn í còn một đống bất động sản do công ty quân đội to đoành dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh đỡ đầu. Con bạn í du học Mỹ, nếu bạn í xộ khám cũng đã có bạn ở Cục thông tin quốc hội Hoa kỳ... đỡ đầu luôn. Bức tường Berlin chỉ là một hoạt cảnh cực khéo nhưng giá mà bức tường ấy nó sụp đổ sớm hơn thì con đường phía trước của Tổng Biên tập Tâm Chánh đỡ đen tối hơn.

Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.

Câu này thì bạn Osin viết chính xác. Bởi vì bạn í là một trong những đồng tác giả bức tranh u ám hiện nay của báo chí. Tại sao tớ lại nói như vậy. Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, bạn Osin này là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người từ ngày ấy của công ty Bia Sài gòn nay còn kể vanh vách giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Giá như chỉ dừng ở việc làm tiền thì OK, không có chuyện gì xảy ra cho cả bạn Huy Đức lẫn báo chí.

Huy Đức, cùng một vài bạn khác-có dịp tớ sẽ kể lần lượt- lấn sân sang chuyện chính trị. Đừng hiểu chính trị theo nghĩa sang trọng là đấu tranh cho tự do dân chủ công bằng xã hội xứ cừu nhé. Chính trị ở đây tức là dùng ngòi bút hỗ trợ các thế lực này nọ của thiên đình choảng nhau, nhất là sát gần đại hội Đảng. Vụ Năm Cam, vụ PMU 18 là hai ví dụ điển hình. Hai là quá đủ để Ban ra tay nhổ tuốt tuột cả cỏ lẫn hoa.Trong một entry tớ đã bảo bạn này làm nhà báo chả muốn lại muốn làm Osin cho triều đình. Ngoài đời, trong một lần caphe tại số 5 Hàn Thuyên, tớ cũng rất chân tình can bạn ấy bằng tầm gương, 2h sáng ông Nguyễn Công Khế gọi điện cho tớ mà rằng: tại sao họ lại đối xử với anh như vậy. Ông Khế có một niềm tin thơ ngây của người không sinh ra trong lòng chế độ này, bạn Osin thì chơi trò 2 mang vì bạn í quá hiểu chế độ này.

Vậy ông chủ của Osin là ai?

Đầu tiên phải kể đến là Lê Khả Phiêu. Cụ này Osin quen biết từ thuở bên Campuchia, khá trống mồm nên một dạo Osin có rất nhiều tin độc. Thứ đến thì ai cũng biết là cụ Võ Văn Kiệt với chiêu bài viết hồi ký thuê. Cụ Kiệt chết là cú choáng váng với Osin bởi không chỉ mất chỗ chống lưng mà ngay sau đó, gia đình cụ than phiền với Văn phòng TW Đảng việc Osin cất giữ tài liệu của cụ. Osin phải hứa sau đây viết tất cả những gì về cụ Kiệt phải đưa cho VPTW ...duyệt. ( he he he). Ông chủ thứ ba thì Osin còn cay đắng hơn rất nhiều. Ông Trương Tấn Sang đã phủi như phủi tà khi nhắc đến bạn Huy Đức dù thông qua một bạn bên Sàigon Giải phóng, mối lương duyên chủ tớ này coi bộ khá thắm thiết.

Còn một chủ nữa của Osin kiêm minh chủ của các bạn Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức ...nhân vật này hay đến độ tớ sẽ viết riêng một entry về minh chủ và các đầy tớ sau.

Thân Osin, chủ nội thế là cũng oách. Nhưng bạn này còn có cả chủ ngoại nữa. Việc tớ ngừng chơi với bạn Osin cũng bắt đầu từ một vụ liên quan đến chủ ngoại của bạn í.

Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo, đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin. Theo tớ bạn Hiền bạn Nguyên bên sứ quán cũng nên cửn thựn có ngày Osin mách bà Clinton là toi công ăn việc làm.

Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.

Entry sau tớ sẽ chỉ rõ từng bài Osin phụng sự các ông chủ thay vì phụng sự xã hội ra sao.

Phỏng vấn ông Thor Halvorssen – nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ bị đánh vì đến thăm Hòa thượng Quảng Độ

Ỷ Lan, thông tín viên RFA

2010-03-25

Một nhân vật người Mỹ cổ vũ cho nhân quyền bị công an đánh và thẩm vấn sau khi đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn.

Bắt người vô cớ

Chủ tịch Sáng hội nhân quyền tại New York, Hoa Kỳ, ông Thor Halvorssen, đến Thanh Minh Thiền viện vấn an Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN. Ra về, ông bị công an hành hung và câu lưu trong một giờ rưỡi đồng hồ tại cơ sở công an quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện đã được ông Võ Văn Ái, chủ tịch Cơ sở Quê mẹ hành động cho dân chủ Việt Nam, và là giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế gửi tường trình đến cuộc điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, do Ủy ban nhân quyền Tom Lantos tổ chức tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ ba, ngày 23 tháng 3. Sự việc được chứng minh rõ ràng qua tấm hình chụp lưng ông Halvorssen bầm tím. Chúng tôi liên lạc với ông để tìm hiểu vụ này qua cuôc phỏng vấn sau đây:

Ỷ Lan: Thưa ông Thor Halvorssen, ông là nhà sản xuất điện ảnh đồng thời là người sáng lập và Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền có trụ sở đặt tại New York. Theo bản điều trần của ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi đến cuộc “Điều trần về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam” tại Quốc hội Hoa Kỳ, cho biết ông bị công an thành phố Hồ Chí Minh hành hung và câu lưu tuần trước đây vì ông đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam. Điều này có đúng không? Xin ông vui lòng cho thính giả được biết sự kiện xảy ra như thế nào?

Thor Halvorssen: Sự kiện xảy ra đúng như vậy. Tôi đã đến Việt Nam để viếng thăm người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một vị Tăng có tên Thích Quảng Độ. Hòa thượng bị vào tù ra khám từ thời còn trẻ. Hòa thượng từng bị tra tấn và không ngừng bị quản thúc. Tất cả chỉ vì Hòa thượng hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, nên trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền Việt Nam. Hòa thượng hiện đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện. Tôi đã đến đấy viếng thăm ngài.

Rõ ràng là những công an mặc thường phục thấy tôi đi vào Thiền viện. Nên sau cuộc viếng thăm, mới bước ra, bốn người công an liền áp đến tôi. Một trong bọn họ đánh thúc vào lưng tôi. Cả bốn tên cùng la hét tại sao tôi vào chùa, tôi đến chùa làm gì! Rồi họ dẫn tôi về đồn công an, ở đây tôi bị một sĩ quan năm sao thẩm vấn và giam giữ trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó họ để cho tôi ra về vì tôi nói thẳng với họ rằng không thả tôi ra họ sẽ gặp khó chứ tôi chẳng bị khó khăn gì đâu. Thật là một kinh nghiệm hãi hùng. Tôi phải nói rằng tôi quá vui sướng khi thoát khỏi Sài gòn.

Ỷ Lan: Đây có phải là lần đầu tiên ông đến Việt Nam ?

Thor Halvorssen: Vâng, và chắc chắn rằng còn lâu tôi mới trở lại Việt Nam.

Không quan tâm nhân quyền

Ỷ Lan: Là người ngoại quốc lần đầu tiên đến Việt Nam, cảm tưởng ông như thế nào đối với nhà cầm quyền?

Thor Halvorssen: Ờ, một cuộc tuyên truyền tẩy não kỳ dị. Màu sắc tuyên truyền sâu rộng trang trải khắp nơi. Hồ Chí Minh là Che Guavara của Việt Nam. Hình ông ta được dán khắp nơi, ông theo dõi chúng ta khắp nơi. Một chính quyền tuyệt đối Cộng sản nhưng đồng thời cũng là tư bản, thật là điều quá ư kỳ quặc. Điều thấy rõ là họ chỉ nhắm tới một chuyện mà thôi. Bằng mọi giá họ muốn thu tóm tiền bạc của du khách và của nước ngoài. Nhưng họ chẳng quan tâm một tí ti nào cho nhân quyền. Đọc các báo tiếng Anh tại đây là một thử nghiệm kỳ dị theo kiểu ngôn ngữ hai chiều trong thế giới của Orwell. Những tin tức tìm thấy trong báo chí chỉ là tin tức ở ngoài Việt Nam. Chẳng có một tin tức gì tự sự của Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là sự tuyên truyền mà thôi.

Ỷ Lan: Cảm tưởng của ông khi gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ như thế nào?

Thor Halvorssen: Một con người kỳ vĩ, mặc dù bao thảm nạn phải trải qua, Hòa thượng giữ vững niềm hy vọng là Việt Nam sẽ thắng lướt, khắc phục Cộng sản, và chuyển hóa sang một chế độ mà phẩm giá con người được tôn trọng và nhân quyền được bảo đảm ở mức cao nhất.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Photo courtesy of queme.net
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Photo courtesy of queme.net

Ỷ Lan: Xin ông câu hỏi chót, theo ông Cộng đồng thế giới phải làm gì để thay đổi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ông có nghĩ rằng thế giới đã quan tâm đúng mức chưa?

Thor Halvorssen: Hầu như thế giới chẳng quan tâm gì cả. Tám mươi triệu dân sống dưới một chế độ độc tài toàn trị nắm quyền bao nhiêu thập kỷ, thế mà chẳng có chút quan tâm nào. Người ta đã nói quá nhiều đến cuộc chiến Việt Nam, sự khủng khiếp cũng như nỗi khổ đau của chiến tranh làm băng giá mọi phê phán chính đáng đối với những chuyện mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hành xử nhân dân họ suốt mấy thập kỷ qua. Thật đáng buồn khi Châu Âu và đặc biệt Hoa Kỳ tỏ ra quá bình thản. Hầu như chắc chắn Hoa Kỳ giữ sự im lặng vì cuộc chiến Việt Nam và những di sản của nó. Thế nhưng biết bao quốc gia Châu Âu cũng câm tiếng. Thật là một sự im lặng kinh hồn!

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Thor Halvossen đã dành cho cuộc phỏng vấn này.

Thor Halvorssen: Xin cám ơn chị và quý Đài đã làm sáng tỏ những chuyện đang xảy ra tại Việt Nam. Đây là việc cần tiếp tục cho đến ngày nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ngay cả trong việc được quyền thiết lập những đảng chính trị - mà hiện nay bị cấm - đem khả năng chuyển hóa tự do, tranh cãi trên báo chí để khôi phục các nỗi bất công, những điều mà hiện nay tại Việt Nam chưa được hưởng. Việt Nam ngày nay sống dưới chế độ độc tài toàn trị.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/NY-human-rights-activist-got-beaten-and-interrogated-by-police-after-visiting-venerable-thich-quang-do-YLan-03252010215159.html

Tiếng chim

Cám ơn mọi người đã comments và chia sẻ. Giờ thì xin bật mí một chút: tản văn này đăng trên báo Giác Ngộ 12 năm trước, khi Bố cu Hưng còn là sinh viên.

Trên máng xối nhà tôi mấy bữa nay có đôi chim sẻ về xây tổ. Chúng kêu ríu rít cả ngày. Con chim trống bay đi bay về mang theo những cọng rơm vàng, đồ rằng nó phải bay ra tận những cánh đồng ngoại ô. Con chim mái cần mẫn dệt từng sợi tơ hạnh phúc cho mái nhà uyên ương của chúng.

Tự dưng thấy hồi hộp, chờ trông từng ngày cái tổ ấm của chúng. Chợt nhớ nhiều tiếng chim mùa xa.

Ngày bé ở quê, mỗi mùa gặt từng đàn chim ri, sẻ lúa bay về rợp cánh đồng, sà xuống nhặt thóc trên chân ruộng. Mùa hạ, xế trưa nghe tiếng chim cu gù vọng từ đồng xa, sớm mai nghe chìa vôi kêu trước ngõ. Vách núi nơi chúng tôi hái củi, tiếng chim bồ chao xao xác một khoảng chiều.

Tuổi thơ đi qua, ở Sài Gòn với tiếng ồn chói tai của xe cộ, cái âm thanh gợi nhớ, dễ thương kia cũng thành xưa cũ. Để chiều nay bâng khuâng tiếng sẻ hiên nhà.

Mới hôm trước về quê, nhìn mấy cánh cò thất thểu bên bờ ruộng mà thương. Âm thanh đô thị hóa và nạn săn bắn đã khiến chúng bỏ quê mà đi tìm những vùng đất khác. Chúng không còn tin cậy con người. Con sáo mà thằng nhóc con đứa bạn nuôi u uẩn đứng trong lồng nhìn ra. Hỏi nó sao không thả cho nó bay đi kiếm ăn như xưa, nó bảo thả ra sợ người ta chọi chết.

Nghĩ mà buồn. Rồi đây con cháu chúng ta lớn lên, chúng sẽ tròn mắt ngạc nhiên nghe kể về những cánh đồng tuổi thơ với những bầy chim mùa gặt mà bảo đó là cổ tích. Sáng mở mắt ra không được nghe tiếng chim gù, chiều ngước mắt lên nền trời không còn thấy những đôi cánh chấp chới tìm về tổ.

Nhớ câu nói của ai đó, đại ý rằng thiên nhiên là cái mà chúng ta thừa hưởng của tiền nhân, cũng là cái mà chúng ta vay nợ con cháu mình. Mới hay chúng ta nợ cháu con mình nhiều lắm.

Chiều tan sở, chạy về đến nhà, giật mình nghe thằng bé nhà bên bảo: "Sáng giờ cháu thấy một chú đi qua đi lại khu phố mình, chú ấy có cây súng hơi đẹp lắm!".

PHAN VĂN TÚ đi Hà Nội

PHAN VĂN TÚ về Hà Nội
Nghe thu rụng xuống vàng lòng
Lòng PHAN chưa tàn hết nụ
Mà đời chừng đã lập đông
(Bố cu Hưng mượn thơ Hà Nguyên Dũng)

Hồi âm của PHAN:

Nửa kia đường đạn cầu vồng
Đời chưa đến nỗi lập đông đâu mà
Hà Nội gần, Hà Nội xa
Thôi đành quay lại nhà ta. Thôi đành

Nhìn những mùa thu đi

Mấy hôm nay Sài Gòn sang thu, tuy không đẹp bằng Hà Nội nhưng rất có sức gợi.

Cu Hưng tựu trường, xúng xính đồng phục. Ngày đầu tiên về khoe với mẹ: "Hôm nay cả lớp chỉ mình con được cô giáo cho chuyển chỗ ngồi!". Thế chuyển chỗ thế nào? "Dạ, được chuyển từ bàn đầu xuống bàn cuối, vì con nói chuyện trong lớp". Nói chuyện với ai? "Con thích nói chuyện với bạn quá nên quên không hỏi tên bạn!".

Một hộp bút, năm cuốn sách và chiếc cặp đeo vai. Cô giáo gửi cho phụ huynh một tờ photo về những vật dụng cần thiết, còn khuyên nên mua loại tẩy, loại bút chì nào để không lem vở.

Mười năm trước, bố tốt nghiệp Đại học và bắt đầu lăn lóc. Hơn mười năm nữa con vào Đại học. Lăn lóc có cái hay của lăn lóc, nhưng sẽ hay hơn nếu toàn tâm vào chuyện học.

Tháng trước, bố đi họp mặt bạn cũ . Mười năm, giờ bè bạn gặp nhau toàn kể chuyện con cái. Không như những lần họp thuở mới ra trường, câu chuyện đầu môi là công ăn việc làm.

Không như mùa thu hồi mới vào Đại học, ngẩn ngơ đạp xe mấy chục cây số theo đuôi một cô bạn về tận nhà. Và không phải những mùa thu bùn đất ở quê ngày thơ ấu.

Tuổi thơ con không cào cào, châu chấu, cũng chẳng hoa mướp vàng. Không có mùi rơm mới gặt. Nhưng vòng tay yêu thương của bố mẹ thì vẫn thế. Như ông bà với bố mẹ ngày xưa.

Rồi con sẽ lớn lên, sẽ có những ngày thu man mác buồn vì thất tình như bố, sẽ có những ngày thu hạnh phúc với nụ hôn đầu. Cuộc sống là một vòng xoay. Bố nhìn thấy tuổi thơ mình trong bước chân con ngày vào lớp một.

Những mắt biếc ngày xưa xa lắc. Những ngày thu học phí réo gọi hồi sinh viên. Những ngày thu ở cà phê Sơn Ca bên nhà thờ Fatima Bình Triệu, nghe nhạc Trịnh và mơ làm Thủ tướng, chí ít cũng... Chánh tòa Tối cao. Những ngày thu chỉ nghĩ sau vài năm là thành vĩ nhân.

Những ngày thu xất bất xang bang biết mình nhỏ nhoi và hữu hạn. Những ngày thất tình và thất vọng. Những ngày mơ mộng và đói meo.

"Nhìn những mùa thu đi", không nghe sầu lên như câu hát. Bâng khuâng mây trắng, nắng vàng và rộn rã trống trường!

Sự kiện và dư luận

Đẩy một text chat lên và ngay lập tức có một loạt những ý kiến phản hồi. Hoan hô internet!

Mời bạn tham khảo.

duc hien nguyen: Đức Hiển quyết định rồi, sẽ ở vậy nuôi... vợ và con!

thien duy: trước khi QĐ ở vậy, Đức Hiển tính nuôi những ai nữa ?

le phuong thu: He he, em duoc tu do roi, thao cui so long roi. Anh o lai nhe!

Khiet Bong Tran: ối

nltp 2305: ok, nhất trí cao

Tran Manh Ha: xạo

Hoang Oanh: vậy cũng nói

Pham Anh Tuan: Quyết định không có thêm bồ nữa hả bác?

Dao Ca: dạ, quyết định này cũng đúng đắn đó anh
Dao Ca: nói như Lam Điền là hợp ý Đảng, lòng Dân, không sai với cương lĩnh của tổ dân phố

philan 68: để về già vợ con nó vui vẻ với mình nữa chứ?

doan ngoclinh: hi hi, không lẽ để thằng khác nuôi hả?

hohuuhoanh: Ôí trời anh có thiệt không vậy?

Rằm tháng bảy, không ăn thịt cầy

Hôm qua đi chơi về, ông hàng xóm rủ nhậu thịt cầy.
Sực nhớ hôm qua là 14-7 âm lịch, rằm lớm nhất trong năm.
Nhưng mà vẫn bị cám dỗ quá, bèn vô xin ý kiến vợ.
Vợ thờ Phật, không bao giờ ăn thịt cầy. Bảo phải nhịn cho qua vài ngày.

Bèn ra trả lời hàng xóm rằng ta dứt khoát không ăn thịt cầy trong ngày rằm tháng bảy.
Rất ý chí.
Có chí thì nên!

Chiều nay thằng Ngô Khiết Bông mà rủ ra vườn rau Phường 16 Tân Bình, Bố cu Hưng dứt khoát từ chối!

Phê bình

Tình hình là sáng nay đại nhà báo Huy Đức ngồi ăn sáng ở Bạch Dương với hai chân dài và một nhóm ký giả thời thượng.

Vì thời thượng nên cần phải mang theo laptop. Vì mang laptop nên dĩ nhiên đọc báo mạng. Đọc báo mạng dĩ nhiên phát hiện tin hai nữ sinh bị CSGT đạp ngã xe, chấn thương.

Với tư cách công dân, Huy Đức dĩ nhiên bất bình.
Với tư cách nhà báo, dĩ nhiên Huy Đức bức xúc nghiệp vụ
Với đẳng cấp của một đại ký giả, Huy Đức dĩ nhiên phải phê bình mấy thằng tiểu ký giả lọt tin này.

Mà muốn thể hiện như thế, dĩ nhiên phải phê bình.
Phê bình dĩ nhiên phải lựa thằng quen biết. Vì vậy dĩ nhiên Bố cu Hưng bị chọn làm đối tượng phê phán.

Nhưng Đại nhà báo dĩ nhiên không thể có nhiều thời gian, nên phải phê bình ngắn gọn.
Do đó sáng nay trên blog của Huy Đức có entry này.
Dĩ nhiên Bố cu Hưng mạn phép cóp về để lĩnh giáo và tự phê.

Anh Đức Hiển Chắc Đang Lo Viết Blog!

Chỉ có Người Lao Động lên tiếng! Các nhà báo vẫn cứ mải mê với món "đồ nguội", thiếu úy Phương Minh, Binh Dương. Không thấy Tuổi Trẻ, Thanh Niên và cả báo của anh Đức Hiển nói gì về vụ hai nữ sinh, tối hôm 21-8, bị 4 anh CSGT đuổi theo trên hai mô-tô, đạp thẳng vào xe của các em , làm các em té xuống bị thương. Sau khi có hành vi côn đồ như vậy, những CSGT này đã bỏ đi, thay vì theo luật, thấy người lâm nguy phải cấp cứu. Tôi đang bận quá, không thể viết nhiều, chỉ nhắn anh Đức Hiển lưu ý.

Từ câu chuyện của Tuổi Trẻ: Thủ lĩnh tự nhiên

Nguyên nhân có 2 cái entry này không chỉ vì câu chuyện của Tuổi Trẻ .Tối qua đi nhậu khuya, cảm thấy không an toàn vì uống hơi là đà nên để xe lại quán. Sáng nay nhờ thằng em vợ: mày chở anh Hai đi làm.

Thằng em là sinh viên năm thứ ba, Đoàn viên TNCS đàng hoàng, rất hay đọc báo. Dọc đường đi, hỏi nó: "Mày biết Bí thư Thành Đoàn TPHCM tên gì không?". Nó trả lời không biết. Hỏi sao không biết, nó nói không quan tâm thì không biết chớ sao.

Dĩ nhiên là thằng em rất dở, nhưng suy cho cùng, tổ chức Đoàn cũng cần xem lại mình.

Mấy tuần trước, sáng chủ nhật ngồi uống trà với một người anh lớn, nguyên là Thường vụ Thành Đoàn. Anh ấy nói rằng Đoàn gần đây hay dùng cụm từ "thủ lĩnh thanh niên" để chỉ cán bộ Đoàn. Đó là một khái niệm rất hay. Nhưng thực tế không phải vậy, chưa được như vậy.

Hồi sinh viên, một trong những mối thu nhập tay trái của Bố cu Hưng là thực hiện các tập sách của Thành Đoàn. Vì vậy có dịp đi cùng CLB truyền thống kháng chiến Thành Đoàn đến những vùng căn cứ cũ.

Thành Đoàn trước giải phóng có căn cứ trải khắp từ Bà Rịa, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp...Và thời điểm ấy, những thủ lĩnh phong trào Học sinh, Sinh viên, chỉ nhắc đến tên là ai cũng biết.

Hỏi tại sao, ông anh nọ trả lời rằng: Vì hồi đó Đoàn và phong trào nói chung được phát triển từ những "thủ lĩnh tự nhiên". Tức là cán bộ phong trào, bản thân họ vốn đã được thanh niên phục, như học giỏi, biết tổ chức, biết bảo vệ người khác.... Từ sự kính phục cá nhân, người ta chuyển sang ủng hộ tổ chức do người "thủ lĩnh tự nhiên" ấy phụ trách.

Như vậy, bản thân Đoàn, Hội trước khi trở thành một lực lượng chính trị, nó phải là một phong trào và cán bộ Đoàn phải có tố chất thủ lĩnh. Phải là "thủ lĩnh tự nhiên" trước khi được trao một tờ quyết định.

Một vài thập kỷ trước, ông Mười Thôn, tức nguyên giám đốc Sở Tư Pháp TP.HCM Võ Văn Thôn khi còn công tác ở Quận 3 đã có lần phát biểu, nêu ra một nguy cơ là "nhà nước hóa" tổ chức Đoàn. Ngẫm lại, thấy nguy cơ hành chính hóa Đoàn khá rõ. Đã là phong trào, nếu thiếu đi những "thủ lĩnh tự nhiên", e rằng sẽ mất lửa.

Nếu Bố cu Hưng là cán bộ Ban Công Nhân Lao Động Thành Đoàn, Bố cu Hưng sẽ tìm hiểu nguyên nhân các cuộc đình công, những người lãnh đạo đình công được công nhân tín nhiệm về phẩm cách. Như vậy Đoàn sẽ gần công nhân hơn. Ở các khu phố cũng vậy.

Khi đi học, hoạt động Đoàn được lồng vào các hoạt động khác của trường cấp ba, trường Đại học nên số lượng Đoàn viên tham gia khá lớn. Nhưng vừa ra trường, nếu đi làm cho khối ngoài quốc doanh là nhiều người quên luôn chuyện sinh hoạt Đoàn. Con số này rất lớn.

"Hành chính hóa" và thiếu "thủ lĩnh tự nhiên", Đoàn sẽ để mất thanh niên!

-------------------------------------------
Theo Nguyễn Phan thì có hai loại là "thủ lĩnh tự nhiên" và... "tự nhiên được lên làm thủ lĩnh".

Tuổi Trẻ & câu chuyện của Đoàn

Là một nhà báo, Bố cu Hưng nể phục Tuổi Trẻ. Là bạn đọc, tôi yêu quý nó. Và chắc rất nhiều người cũng có tình cảm như thế. Vì vậy, dễ hiểu khi thời sự nhân sự của tờ báo này thu hút được sự quan tâm rộng rãi từ chính giới, báo giới và dư luận quần chúng.

Đó là nơi Bố cu Hưng đã vào nghề, ba năm cộng tác và một thời gian tập sự sau cuộc thi tuyển phóng viên hồi 1996.

Tuổi Trẻ thật sự là tờ báo trẻ về chất: Cộng sản, xông xáo, mạnh mẽ, sáng tạo, chuyên nghiệp và dũng cảm. Có câu chuyện rằng, nhà văn Thép Mới từng định nghĩa tờ báo này chỉ bốn từ: Đỏ, Trẻ, Sài Gòn. Và cho đến nay chưa có định nghĩa nào hay hơn. Nếu chỉ có Sài Gòn và chất Công sản thì là báo Sài Gòn Giải Phóng, nếu Đỏ, Trẻ mà không Sài Gòn thì ra Thanh Niên.

Đã có những giai đoạn, với những biến động nhân sự, có người nghĩ rằng tờ báo sẽ đi xuống, nhưng rồi nó vẫn đi lên, vẫn trẻ. Rất tiếc, đâu đó vẫn còn suy nghĩ chữ "trẻ" trong nick name của nó theo một chiều hướng khác, là trẻ về suy nghĩ.

Số báo hôm qua, tường thuật cuộc làm việc của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tuổi Trẻ trích lời ông: “Một tờ báo lớn nhất của cả nước không còn mặc được cái áo của Thành Đoàn trước đây, Tuổi Trẻ không chỉ viết về đối tượng tuổi trẻ, thanh niên, mà là tất cả đối tượng khác; không chỉ xã hội, đời sống mà là những vấn đề chính trị nữa. Nó vượt quá tầm của địa phương rồi"
Ông còn nói: Nếu có gì sai mà để Thành đoàn chịu trách nhiệm thì oan và tội nghiệp các đồng chí quá.

Thực ra, Tuổi Trẻ đã "mạnh" hơn Thành Đoàn, cả về sự ảnh hưởng cũng như tính chuyên nghiệp.Việc điều động ông Lê Văn Nuôi từ vị trí Bí thư Thành Đoàn về làm Tổng Biên Tập, là sự nghiễm nhiên thừa nhận vị trí "cao hơn Thành Đoàn" của tờ báo này. Bất luận các khái niệm về mặt tổ chức.

Dĩ nhiên, đấy lời của ông Kiệt
Nhưng không nói ra thì người đọc đều hiểu khi duyệt đăng bài này, lãnh đạo Tuổi Trẻ đã hết sức cân nhắc. Khuynh hướng tường thuật đã công khai thái độ của Tuổi Trẻ trước những dự kiến thay đổi nhân sự tờ báo.

Tổng biên tập Lê Hoàng nói: “BBC đã đưa tin, các blog đưa nhiều ý kiến. Họ nêu: đây có phải là việc làm giảm đi tính chiến đấu của tờ báo?”. Ông cho rằng báo Tuổi Trẻ đến nay tiếp tục khẳng định tính dấn thân của tờ báo. Nếu báo Đoàn mất đi tính dấn thân thì không còn tham gia sự phát triển, đấu tranh góp phần phản biện cho các vấn đề dân chủ, minh bạch, công khai. Và tính dấn thân đó cũng chính là chất đoàn.

Vấn đề đặt ra ở đây, là Thành Đoàn và tổ chức Đoàn nói chung phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, với vai trò thủ lĩnh thanh niên, chứ không phải là dùng những biện pháp tổ chứcđể chứng minh vai trò chủ quản.

Đôi nạng gỗ và vụ án giết người

1.

Còn sáu ngày nữa, phiên tòa sẽ mở.
Cô gái học sinh có khuôn mặt bầu bĩnh, mắt to đến Tòa soạn trên đôi nạng gỗ năm nào, nhờ trợ giúp trong một vụ án hiếp dâm mà em là nạn nhân. Nay đứng trước vành móng ngựa về tội giết người.

Một buổi chiều, nhận được điện thoại từ Ban công tác Bạn đọc báo Phụ Nữ TPHCM, họ muốn đồng nghiệp phối hợp trong một ca tư vấn. Nạn nhân là một cô bé tật nguyền học sinh lớp 12 ở Đồng Tháp. Hai chân bị teo từ nhỏ do sốt bại liệt. Khổ nỗi, trái tim thì không chịu tật nguyền. Cô bé yêu một chàng công tử học cùng lớp, con chủ tiệm vàng .

Trước mùa thi cuối thời học trò, nhân sinh nhật chàng công tử, đám bạn rủ nhau qua Vĩnh Long chơi. Em đã thức cả đêm để chuẩn bị cho món quà tặng bạn.

Điều không thể ngờ, sau chầu nhậu, thằng công tử giả say đi thuê phòng trọ, cả đám bạn trai của nó dìu về. Em hốt hoảng chạy đi mua dầu xức cho bạn. Cửa phòng chốt lại sau lưng, đôi nạng gỗ bị giấu. Lần lượt từng thằng khốn đang là học sinh 12 thay nhau làm nhục cô bạn mình. Tỉnh dậy sau cơn say, cả bọn bỏ trốn.

Công an tỏ ra thờ ơ. Câu trả lời duy nhất là chưa tìm ra thủ phạm.

Sau khi nhờ các chuyên gia tư vấn tâm lý cho em qua cơn sốc, Báo Phụ Nữ chuyển ca này sang Pháp Luật TPHCM nhờ tư vấn pháp luật. Em đã có thể bình tĩnh kể lại sự việc với hai luật sư của báo. Tôi khuyên em trở về, báo sẽ cử phóng viên về tận nơi, nhưng việc giúp đỡ để tìm lại sự công bằng sẽ không thực hiện được nếu không có em. Các luật sư và mấy phóng viên góp lại gửi em chút tiền lộ phí

Khuya, nhận được điện thoại của một chủ khách sạn trên đường Lê Hồng Phong: "Có một cô gái bị tật đang thuê trọ, có những biểu hiện bất thường. Cô ấy làm rơi một danh thiếp của anh nên tôi gọi cho anh!".

Đến nơi, thấy em như người mất hồn. Mở tủ thấy một vỉ thuốc ngủ và một lưỡi lam. Điện cho phóng viên Thanh Mận nhờ đến khuyên giải. Sáng hôm sau đến khách sạn đưa em ra bến xe rồi về.

2.

Hai năm sau.

Một lần online, có một cái nick lạ hoắc xin add. Ra là em, em nói vẫn ở SG, đang nhập liệu cho một tiệm đánh máy thuê ở Gò Vấp. Ngạc nhiên, nhưng vẫn nghĩ dù sao cô ấy cũng tìm được một nghề. Em cho số di động, bảo rằng khi nào rỗi sẽ gặp lại.

Vẫn có cái gì đó nghi ngờ. Nhập nick em vào google và search thử. Đường link dẫn đến một forum trong đó có kẻ đưa cả tên, số điện thoại và giá cả cho mỗi lần đi khách. Chúng nói rõ "con nhỏ tật nhưng có khuôn mặt ưa nhìn". Số điện thoại chính là số em đã cho.

Lập một cái nick mới, vào chat và hẹn gặp.
Em khóc và xin lỗi. Nói rằng không mặt mũi nào trở về quê, xin làm cho tiệm đánh máy nhưng chỉ ít ngày bị đuổi. Tối đó em lên mạng rao tình.

Túi cạn tiền, bệnh không có tiền chữa, tiền thuê nhà cũng cạn khiến em hom hem rất nhanh. Giúp em được chút tiền chữa bệnh và nghĩ đến việc tìm giúp một công việc.

Một phóng viên Tuổi Trẻ tình cờ biết em đã giúp em việc làm thu ngân ở một quán cà phê. Nhưng chỉ vài tháng, sau một lần cãi vả với bà quản lý, em lại ra vỉa hè.

Một buổi trưa, chủ nhà trọ của em gọi nói em tự tử. Vết cắt tĩnh mạch được phát hiện ngay nên em không chết. Lại cùng Thanh Mận chạy qua giữa trưa, gửi tiền nhờ chủ nhà trọ chăm sóc. Mận liên hệ với trung tâm hỗ trợ người tàn tật. Hẹn em một tuần sau chuyến công tác về, em hoàn tất hồ sơ, anh và chị Mận sẽ xin hộ việc làm. Mong rằng những ngày khổ sở và sa ngã sẽ qua, sẽ đi học bổ túc để lấy tấm bằng trung học....

Hôm sau lên đường đi công tác. 2 giờ sáng mùng một tết dương lịch đang ở Hạ Long thì nhận được điện thoại từ công an Bình Thạnh: "Cô T. cố ý gây thương tích cho người khác và bị bắt. Nạn nhân bị hắt một ca a xít lên đầu, hỏng một mắt, được đưa vào Chợ Rẫy trong tình trạng rất nguy kịch".

Sau khi lấy lời khai ban đầu, công an cho phép em sử dụng điện thoại. Câu chuyện chắp nối giữa tiếng khóc: Em yêu một anh chàng bảo vệ siêu thị, bị lợi dụng cả tình cảm và tiền bạc. Mấy ngày trước em phát hiện ra anh này có người yêu mới. Không còn niềm tin, mất hẳn chỗ dựa tinh thần, mặc cảm tật nguyền và bị cuộc đời hắt hủi nên em muốn làm anh ta xấu đi. Để trả thù và để giữ anh ta cho riêng mình.

Cho đến giờ này, em vẫn chưa biết nạn nhân của mình đã chết. Phần da bị tàn phá, phổi nhiễm trùng. Anh ta qua đời sau một tháng nằm viện.

Bà mẹ nghèo ở quê được vào thăm con, gom góp bán tháo đồ đạc được mấy triệu đồng, đến nhà anh chàng kia quỳ lạy. Ít chữ, bà không thể viết mọt lá đơn xin cứu xét.

Một ca a xít lên vùng mặt thì chỉ có thể là tội giết người.Và quả nhiên CA đã thay đổi tội danh thành tội giết người.

Nói với anh bạn Luật sư, anh nhận lời bào chữa miễn phí. Nhưng cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể giảm khung, khỏi mức chung thân hoặc tử hình khi chiếu cố đến hoàn cảnh và trạng thái tâm lý. Mười năm nữa, ra tù, đôi nạng gỗ ấy đi về đâu?

Cô gái với đôi mắt to, gương mặt bầu bĩnh và đôi nạng gỗ.
Cô học trò nạn nhân của những con thú trạc tuổi mình.
Cô gái lên mạng rao bán mình.
Cô gái yếu đuối, cùng quẫn mấy lần tìm đến cái chết.
Cố gái đổ mọi hận thù vào ca a xít, tự biến mình thành kẻ giết người!

3.

Sẽ không có một đoạn kết hay bài học gì cho entry này. Người viết chỉ muốn kể lại một câu chuyện.
Hôm qua anh bạn luật sư gọi thông báo lịch xử. Anh ta đã vào Chí Hòa gặp em. Em nói muốn gặp tôi ở phiên tòa để cám ơn và để nói lời xin lỗi tôi và cả anh đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ.

Có nên đến gặp em ở phiên tòa không?
Để làm gì?

Buồn!

(Sau khi viết entry này, BCH nhận được tin vụ án hoãn xử để điều tra lại. Vậy là thgian tạm giam sẽ dài thêm)

Ngồi trước máy tính, nhà báo Huy Đức thấy gì?


Từ trái qua: Bố cu Hưng, nhà báo Huy Đức, Nhà báo Vũ Mạnh Cường (Phó TBT báo Lao Động) và chị Vân An (Cục báo chí) tại Hội thảo sáng nay ở Sofitel Plaza. Ảnh: Uhm A Hum

Chuyện khó hiểu ngày hôm qua

Hôm qua có chuyện rất ალჟირი აფ!

Thật khó hiểu!

Lý do là Bố cu Hưng რიკის კონტინენტის ერთ-ერთი mà chẳng hiểu tại sao lại უდიდე như thế სი ქვეყანაა, hỏi ra thì mới biết. Sự thật là რომელიც ჩრდილოეთ აფრიკაში, მაროკოსა და ტუნისს შორის მდებარეობს. ფართობი.

Bực mình quá nên ტერიტორიის უდაბნოს უჭირავს. ალჟირი აფრიკის კონს ერთ nhưng vẫn cứ -ერთი უდიდესი ქვეყანაა, რომელიც ჩრდილოეთ აფრიკაში.

chuyện sẽ chẳng đến nỗi მაროკოსა და ტუნისს შორის მდებარეობს. ფართ80% უს უჭ. რეობს. ფართობი. Tức chết đi được!

Theo bạn thì vì sao ირავს lại დობიაბნო như thế mà không là ტინენტი?

Ai biết vui lòng comments chỉ dùm đi!

Đa tạ!

"Bo xì" bạn Thiếu úy Đỗ Hoài Phương Minh

Cục C.28 (Cục chính trị, Tổng cục cảnh sát) đã chính thức phát động phong trào toàn lực lượng cảnh sát giao thông tẩy chay hành vi của Thiếu úy Đỗ Hoài Phương Minh.

Xem lại một chuỗi phản ứng của những người có trách nhiệm, thấy rất buồn cười.

Đầu tiên, là chuyện nhỏ như con thỏ của một thằng cu có bố làm to, ứng xử bố lếu bố láo, mất văn hóa, phô trương và hợm hĩnh. Lẽ ra cấp trên phải đình chỉ công tác ngay, đồng thời bố nó phải lôi thằng cu Thiếu úy con giời về nhà cho mấy bợp tai vì làm xấu gia phong.

Thứ hai, hình như đã có một vận động hành lang để sau đó ông Võ Tương, Phó Công an quận Hải Châu dọn đường xử lý hành chính, rằng kiếm không phải là kiếm vì không có nhãn mác chứng nhận đấy là kiếm. (Nhân đây nhiệt liệt tấm tắc khen cái tít trên báo Thanh Niên, nghi là của bác Nguyễn Thế Thịnh).

Thứ ba là khi báo chí xới chuyện lên, lẽ ra lãnh đạo Bộ Công an phải phản ứng tức thì bằng cách chỉ đạo đình chỉ công tác, trị cho nó một mẻ để giữ thể diện và dẹp an dư luận. Thì đằng này cả một bộ máy ban bệ Vụ, Cục, Tổng Cục, Bộ, Quận, Huyện, Tỉnh đã nặng về thủ tục và vụng về trong tham mưu lẫn điều hành.

Nói chung, cơ quan hành chính của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác PR. Theo như thông tin trên Tuổi Trẻ hôm nay thì thằng thiếu gia này đã phá tanh bành cái công sức của cả lực lượng bỏ ra làm event nhân ngày thành lập ngành Công an Nhân dân 19-8. Cứ cái đà này, mai mốt có đại công tử nào đó trong ngành quậy thì lại phát động tẩy chay tiếp hay sao?

Theo tôi, việc mà C.28 Bộ Công an cần tham mưu cho lãnh đạo Bộ làm ngay là:

Phân tích ngay thực trạng dựa thế dựa quyền, hỗn láo với dân, sống xa hoa phô trương đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ chiến sĩ. Tìm ra nguyên nhân và trị thẳng tay. Văn bản này cần quán triệt trong toàn lực lượng.

Về tổ chức, phải học tập các ngành khác. Tức phải biến C.28 thành một cơ quan tham mưu với khả năng PR thật tốt để xử lý tình huống. Chứ cú này mà xử vụng như thế thì những cú sau biết trở tay làm sao đây.

Người lớn bảo là tẩy chay. Trẻ con khi nghỉ chơi với ai chúng gọi là "Bo..o xì".
Cả ngành vận động tẩy chay hành vi của Thiếu gia chẳng khác nào sắp cả hàng quân và hô: Tất cả.... nghiêm! Một , hai, ba...... Bo...o.. xì bạn Đỗ Hoài Phương Minh!

Một text chat

Nghia Nhan HN: Tổng Cục cảnh sát vừa mời một số báo lên thông tin thêm về sự việc Đỗ Hoài Phương Minh.
nhabaoduchien duc hien nguyen:
nói gì
nhabaoduchien duc hien nguyen: đuổi khỏi ngành à?
Nghia Nhan HN: 1.
chưa có báo cáo chính thức từ CA Đà Nẵng cũng như CA Bình Dương
Nghia Nhan HN:
2. tay thiếu gia đã có bản giải trình, theo đó có việc đỗ xe sai quy định. Tuy nhiên, chuyện nhỏ đã dẫn tới to tiếng với AN sân bay và nhân viên AN cũng không vừa. Còn cây kiếm chỉ là bị rơi ra khi sắp xếp đồ cope sau xe.
nhabaoduchien duc hien nguyen:
thế cái vụ bắn súng giành gái rồi ém nhẹm kỷ luật chắc cũng do vô tình thôi
nhabaoduchien duc hien nguyen:
tội nghiệp nó
Nghia Nhan HN:
3. Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phạm Văn Đức hôm nay đã có công điện gửi CA Đà Nẵng, Bình Dương yêu cầu giải quyết khẩn trương sự việc, đúng pháp luật, thông tin lại cho công luận.
Nghia Nhan HN:
4. Còn vụ bắn súng, hôm nay báo chí mới thông tin, nên TCCS cũng bất ngờ, ko nắm được gì.
nhabaoduchien duc hien nguyen:
hehe
nhabaoduchien duc hien nguyen:
sẽ còn bất ngờ nữa
Nghia Nhan HN:
tuy nhiên, Phó phòng CSGT Bình Dương được yêu cầu ra gặp báo chí có cho biết: sự việc xảy ra lâu, không nhớ chính xác. nhưng hồi đó kết luận là cướp cò, và đã kỷ luật
nhabaoduchien duc hien nguyen:
cướp cò bốn phát à?
nhabaoduchien duc hien nguyen:
mà thằng này k có quyền mang súng
Nghia Nhan HN:
Phóng viên Pháp Luật PL TP HCM hỏi lại: vậy súng đó ở đâu ra? có phải do đơn vị cấp không? mang súng trong lúc sinh hoạt vui chơi cá nhân có đúng không?
Nghia Nhan HN: không trả lời được, vì không nhớ, không nắm được
Nghia Nhan HN: vụ này, Cục trưởng C28 nói thẳng là rất bức xúc, xấu hổ. C28 yêu cầu Cục CSGT phát động phong trào phê phán hành vi của thiếu gia
nhabaoduchien duc hien nguyen:
chỉ riêng chuyện này đủ phá công sức của cả cuộc vận động
Nghia Nhan HN:
vì thế Bộ mới cay
Nghia Nhan HN: chắc chắn Bộ ko để yên

Phê đi bố!

Hồi giờ, ở cơ quan có nhiều người ra đi và rất nhiều người mới về.
Nhưng mỗi lần tuyển dụng, có rất nhiều người mới nên sự chú ý có bị phân tán. Còn ra đi, sự lưu luyến cũng không giống nhau.

Nhưng tới tin bác Ba Phi bảo vệ về hưu thì quả là chấn động. Mấy nàng thút thít nhớ bố trên blog, cánh đàn ông thiếu vắng một ông già thanh niên tốt bụng, biết lai rai và làm mồi ngon. Mở màn là một diễn đàn rôm rả trên blog của Thái Bình, tiếp đến là mấy phóng viên nữ.

Bác Ba về hưu, Bố sẽ về với má.
Những buổi trực báo sẽ không được ông già nấu cho những món vừa ngon vừa rẻ. Không có cơ hội khi chờ dàn trang xuống rủ chú Bình dụ bố làm một xị liu riu. Có chăng là lâu lâu đi ngang Gia Ray ghé vô vườn nhậu chơi với ổng.

Ngồi nhậu với ông già, hay dụ ổng kể chuyện hồi trai trẻ. Bố ba tự nhận là hoang đàng sớm. Mà nói chung bố hoang đàng thiệt.

14 tuổi bỏ Lạng Sơn phiêu dạt vô Sài Gòn rồi đi lính mấy chục năm , bạn bè chết hàng loạt mà Bố Ba cóc bị dính miểng.

Sau này Bố Ba chơi thân với mấy ông người Hoa ở Chợ Lớn, nghe đâu cũng ăn chơi đủ món ở Sài Gòn.

Nhà nghèo, đẻ một bầy con, sau 1975, được "động viên" đi kinh tế mới. Con cái lớn và có công ăn việc làm ổn định hết, nhưng tự thấy mình còn sức khỏe, ổng đi làm bảo vệ. Rượu uống ngày nửa lít, quanh năm suốt tháng chẳng bệnh tật gì.

Phóng viên thằng nào cũng khoái ông già. Nếu có một cuộc trưng cầu người dễ mến nhất, Bác Ba chắc chắn giành 100% phiếu.

Được thông báo đến tuổi hưu, ông già cũng chẳng buồn: "Bố gần bảy mươi, về là đúng rồi. tao sẽ đi học nghề cây cảnh, chắc chắn đủ tiền uống rượu quanh năm".

Ngạc nhiên một điều là ông già rất chừng mực trong mơ ước: Đi làm tới tuổi này còn khỏe, chỉ cần sống dăm năm nữa là ngon rồi! Sự chừng mực ấy khiến ông thấy thoải mái và sung sướng, khỏe mạnh.

Chiều nay lại trực báo và rủ rê: để hai thằng trẻ nó trực bảo vệ tối nay, bố con mình liu riu chút đi bố?
Xem xong trang báo, đã thấy ông quạt than nướng mấy con cá trê vàng (ông già phản xạ mua mồi cực nhanh và chuẩn).

Nửa tiếng sau thì bị ông già chính thức phê bình: " Mày uống rượu không bằng người ta súc miệng mà cũng bày đặt rủ!"

Những danh nhân này là ai?

TPHCM hiện có một số danh nhân không biết ở thời nào, nhưng lại được đặt tên đường.
Các bậc cao minh vui lòng giải thích cho thằng em tiểu sử một số ông sau đây nhé:
- Ông Trần Hưng Đạo B (bê) là ông nào? Đường mang tên ông này ở quận 5.
- Sư Vạn Hanh Nối Dài ở Quận 10 là ai? Nối dài cái gì? Đã là sư thì có sao xài vậy, hà cớ chi nối cho dài ra?
- Ba ông gồm Hoàng Hoa Thám ở Bình Thạnh, Hoàng Hoa Thám Tân Bình và ông Đề Thám ở Quận 1 có bà con gì với nhau không?
- Ông Trần Bình Trọng ở Gò Vấp có quan hệ gì với ông Trần Bình Trọng quận 5?
- Ông Cao Thắng không chỉ lãnh đạo khởi nghĩa mà hình như còn là một tay chế tạo súng nổi tiếng trong những ngày đấu kháng Pháp. Ông này cũng có tên Cao Thắng Nối Dài. Nối cái gì? Thương tích ra sao mà phải nối?

Em cũng được ăn học vài chữ. Nhưng chưa biết mấy ông trên trong sử sách. Nhờ quý vị ai biết chỉ dùm!

Thằng ngồi máy lạnh và thằng lội nước lũ

Sáng nay bác Nguyễn Thế Thịnh, Trưởng VP Đại diện báo Thanh Niên tại Đà Nẵng nổi điên lên với Tòa soạn của bác ấy. Lý do là một bài viết của Kiến Giang do bác Thịnh chỉ đạo và đặt bài đã biến thành hai dòng trên báo.

Để có bài viết ấy, Kiến Giang đã chìm cả xe máy trong dòng lũ. Trong khi đó những tay ngồi máy lạnh ở Cống Quỳnh cắt cụt bài của con người ta.

Bác Thịnh (trong phút nóng giận) đã vừa chửi tụi Tòa soạn, vừa nói với Kiến Giang thế này:

- Người ngồi máy lạnh bao giờ cũng suy nghĩ khác người lội nước lũ. Tụi nó mà thông cảm được với ta mới là chuyện lạ.

Bố Cu Hưng qua nhà chơi nghe chuyện, mới nói với bác Thịnh rằng:

- Theo ý của em, có thể Tòa soạn và phóng viên đã không gặp nhau trong quan điểm xử lý thông tin. Nhưng chắc chắn không có một thằng Tòa soạn nào muốn tờ báo ngày mai dở đi. Báo xuống tiara chừng vài trăm tờ là thằng Tòa soạn đã nhót lòng rồi. Vì cả cơ quan nhìn vào và xỉa xói nó.

Rất nhiều thằng ngồi máy lạnh đã từng đi lội nước lũ và vẫn còn muốn tiếp tục đi lội nước lũ.

Bức xúc của thằng lội nước là chính đáng, nhưng phán thế e rằng oan cho mấy thằng ngồi máy lạnh!

Sau đó lật Thanh Niên hôm nay ra. Phải công nhận là Tòa soạn Thanh Niên đã có gắng tối đa để huy động và cập nhật thông tin về thiên tai ở các vùng miền đến trước giờ in, sinh động và nhiều hình ảnh.

Bố cu Hưng cũng từng làm phóng viên lội nước lũ và cũng từng chửi bọn máy lạnh. Nhưng sau này ngồi máy lạnh mới thấy cái khổ riêng. Cái chính là đừng vì nóng giận mà quy chụp nhau.

Mỗi trang báo, chỉ chứa được tối đa 1900 chữ như cách trình bày hôm nay (nhiều ảnh và tiểu tựa), Tòa soạn Thanh Niên hôm qua chắc cũng phải vắt sức chọn lọc và gọt từ hàng chục ngàn chữ gửi về.

Nếu tối qua, với diện tích trang bao chừng đó, yêu cầu đảm bảo thông tin trên diện rộng như thế, với áp lực giờ in và phát hành không được trễ, với một núi thông tin cần xử lý. Chắc Bố cu Hưng hay bác Thịnh cũng sẽ chọn giải pháp xử lý như Tòa soạn Thanh Niên trên số báo hôm nay.

Những cô gái

Hồi đó, Bố Cu Hưng rất ghét đi công tác bằng xe khách. Hiếm xe chất lượng cao, đi xe khách vừa chậm, vừa chật. Cỡ 300 km thì cứ một mình một xe máy mà bon. Đà Lạt, Cà Mau, Tân Châu, Hồng Ngự, Mộc Hóa...

Tối chuẩn bị hành trang rồi làm một xị. Ba giờ sáng thức dậy mặc áo khoác và đội mũ bảo hiểm rồi lên đường. Tiện quán thì ăn, tiện chỗ thì nghỉ. Cũng có khi lang thang lâu hơn số ngày dự kiến, chủ yếu là kiếm đề tài thâm canh báo Xuân để bán cho các báo.

Đi lang thang, ở lang bạt dọc đường cũng có cái hay của nó. Thỉnh thoảng lại được ngắm con gái đẹp. Con gái miền tây, nhiều cô đẹp quá chừng mà không mặc áo hai dây, chỉ bận bà ba. Nói gì cũng cười, dạn lắm thì cũng chọc ghẹo lại chút chút.

Có lần đi ô tô cơ quan về Trà Vinh. Dọc đường về gần tới Phà Mỹ Thuận thì ghé uống nước. Cô chủ vựa trái cây bên cạnh đẹp quá trời. Bèn bảo bác Mừng lái xe thôi bác về trước, con ở lại làm cái đề tài này mai về. Bác Mừng nhìn cô chủ vựa, nheo nheo con mắt, nói ờ tao thấy đề tài này hay quá, mày ở lại đi.

Đi Hà Nội ba năm về lại ghé qua Mỹ Thuận, phà xưa nay đã xây cầu. Vựa trái cây giải tỏa mất tiêu. Chắc cái đề tài ngày xưa giờ thằng khác viết thành bài mất rồi. Nhớ thiệt nhớ!

Hồi đi Mộc Hóa viết về mấy ông hai lúa đi kiện. Sau lại về Mộc Hóa với Đức Thọ, có cô chủ quán nước gần cầu Mộc Hóa. Không biết Thọ nó nói sao mà giờ lâu lâu về ăn giỗ, cô chủ quán cứ hỏi thăm nó hoài, không chịu đi lấy chồng! Nghe em hỏi thăm thằng Thọ, Bố cu Hưng vừa tức, vừa không nỡ nói em ơi Thọ nó đi lấy vợ rồi!

Đi công tác Cần Thơ với Thái Bình và Nguyễn Tập, cũng có cô chủ quán nước bên Bắc Bình Minh. Thằng Bình tán đúng một buổi bằng cách uống hết ba trái dừa với mấy ly cà phê. Em hỏi nó sao uống nhiều, nó tám uống nhiều để ngồi lâu nhìn em. Chừng em bắt đầu cảm, nó nói thiệt anh là nhà báo, em cho anh lên sân thượng rồi em giăng dây phơi quần áo, anh núp quay phim mấy chú nhân viên phà ăn chặn tiền xe khách. Bài thành công, không biết cu Bình có nhớ gì cố nhân không.

Nhớ hồi đi Sa Đéc năm 1996. Công tác phí ngày hai chục, lương tháng bốn trăm rưỡi. Mới chân ướt chân ráo vô nghề không quen ai, túi cạn tiền. Buổi chiều xong việc ra Nha Mân đón xe không có, bèn hỏi đại cô chủ ghe trái cây cũng đang ngồi đó, có cho ngủ nhờ không. Ai dè cô đồng ý cái rụp, tối đó còn có nồi cháo vịt xiêm nhậu với ông già và anh cô nữa.

Nhưng rồi nghỉ báo Pháp Luật một năm, giờ quên mất cái cù lao nhà cô ở ngã ba sông Sa Giang tên là cù lao gì. Mười năm, chắc cô đi lấy chồng mất rồi.

Anh em mình đàng hoàng quá, càng nghĩ lại càng thấy cảm phục. Phải mà lăng nhăng giờ chắc cũng có nhiều trạm nghỉ dọc dường với những thằng cu con chủ quán, thấy khách vào cứ gọi: "Má ơi, ba về nè!".

Phải không hả chú Bình, chú Thọ?